Cận cảnh cá chuồn bay chạy trốn cốc biển và cá nục đầy gay cấn
Cá chuồn bay có kích thước tương đối nhỏ, con cá trưởng thành dài nhất khoảng 45cm. Loài cá này có hình dạng cơ thể giống như một con thoi dài dùng khi dệt vải.
Loài cá này có thể bay chính xác là lượn từ 200 đến 400 mét ở độ cao từ bốn đến năm mét so với mặt nước. Chúng bay được là do có một đôi vây ngực dài có thể kéo dài đến tận đuôi giống như cánh chim ở hai bên thân.
Thân hình thuôn dài cùng với vây ngực phát triển giúp loài cá này có thể di chuyển về phía trước với tốc độ 10 - 18m/s trong nước mang lại cho nó sức mạnh tuyệt vời. Để có thể vọt lên khỏi mặt nước, đuôi của loài cá này phải di chuyển qua lại với tốc độ cực nhanh lên đến 70 lần/ giây. Lực va chạm và lực đẩy cực lớn khiến toàn bộ cơ thể cá chuồn bay lên không trung, khi đó cặp vây trước to rộng của nó xòe ra như cách chim, tạo ra lực nâng nâng nó lên khỏi mặt nước và tạo đà để lượn xa một chút. Khi muốn đáp xuống nước, chúng chỉ cần gấp vây ngực lại.
Tất nhiên, cuộc sống của cá chuồn chủ yếu ở dưới nước, chúng bay lên không trung chỉ là để tránh các cuộc tấn công của kẻ thù dưới nước. Tuy nhiên, nếu cá chuồn sử dụng quá nhiều lực nâng, chúng sẽ dễ dàng trở thành con mồi của chim cốc biển.
Cá chuồn bay sinh sống chủ yếu ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và các vùng biển lân cận Trung Quốc. Thức ăn của chúng là loài sinh vật phù du nhỏ bé.
Bạn nên đọc
-
Lục chúa - Loài rắn tưởng kịch độc nhưng hoàn toàn vô hại
-
Những sự thật kinh hoàng về loài gián ít ai biết
-
Loạt những sự thật thú vị đến hài hước của thế giới động vật
-
TOP động vật đẹp nhất thế giới
-
6 loài vật chờ cả đời để được 'tình một đêm'... rồi chết
-
Những loài động vật trên cạn cao nhất thế giới
-
Những loài bướm đẹp nhất thế giới
-
Loài chim cắt to lớn và mạnh mẽ nhất thế giới, đạt tốc độ bay 322 km/h
-
Cận cảnh quá trình đẻ con của loài rắn độc có răng nanh dài nhất thế giới
- Nguyen Duc ThangThích · Phản hồi · 0 · 07/06/22