Các nhà nghiên cứu cùng với Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Smithsonian đã phát hiện ra 18 loài nhện bồ nông mới.
Các loài mới được phát hiện được sống trong những khu rừng ở Madagascar, một hòn đảo châu Phi ở Ấn Độ Dương, nơi có rất nhiều loài thực vật và động vật sinh sống bao gồm luôn những loài không tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên trái đất.
Các nhà động vật học Hannah Wood và Nikolaj Scharff tiến hành cuộc khảo sát của họ bằng cách sử dụng mẫu vật thu thập được trong quá trình thực địa cùng với các loài nhện được tìm thấy trong một cuộc khảo sát động thực vật được tổ chức bởi Học viện Khoa học California.
Điểm kỳ quái là phần lớn các loài nhện bồ nông chỉ ăn những con nhện khác mà không ăn bất kỳ thứ gì khác. Hình thái cơ thể độc đáo của loài nhện bồ nông được phát triển đặc biệt để dễ dàng tiêu thụ những con nhện khác.
Nhện bồ nông sử dụng cái cổ dài cong và phần miệng giống đầu ngón tay để nhanh chóng đâm xuyên qua con mồi. Cổ dài cho phép nhện bồ nông giữ con mồi ở khoảng cách an toàn, không cho con mồi có cơ hội phản công lên cơ thể nó.
Wood cho biết: "Những con nhện này sở hữu hình thái sinh học độc đáo đa dạng nhất ở vùng Madagascar".
Con nhện bồ nông thuộc họ Archaeid, được đặt tên theo nguồn gốc cổ xưa của chúng. Một số loài nhện bồ nông sống ở Madagascar phát hiện đã được bảo quản trong hổ phách cổ. Wood nói với Smithsonian: "Những con nhện này có thể đã ở vùng Madagascar từ thời Pangaean, cách đây 180 triệu năm.
Madagascar hiện là ngôi nhà chung sinh sống của 26 loài nhện bồ nông, 18 loài mới nhất được công bố trên tạp chí ZooKeys. Nhưng Wood hy vọng con số này sẽ tăng lên nhiều hơn nữa.
Xem thêm: