Bản đồ mới tiết lộ sự sụt giảm vùng hoang dã trên toàn cầu

Bản đồ mới tiết lộ nhiều thông tin thách thức đối với các nhà bảo tồn hoang dã.

Bản đồ mới cho thấy, vùng hoang dã trên toàn cầu đang dần thu hẹp lại - ngày càng trở nên mất cân bằng khi rừng được chuyển thành đất nông nghiệp và lấn chiếm gia tăng.

Các nhà khoa học thuộc Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã đã biên soạn bản đồ với hy vọng rằng họ có thể hỗ trợ công việc cho các nhà quản lý và bảo tồn động vật hoang dã trên toàn thế giới. Các nhà nghiên cứu đăng bản đồ này trên tạp chí Nature.

Biểu đồ vùng hoang dã toàn cầu sụt giảm

"Bản đồ này có ý nghĩa rất quan trọng, nó cho thấy vùng hoang dã đang bị phá hủy ở mức báo động và cần được bảo vệ khẩn cấp với mức sụt giảm gần 10% kể từ đầu những năm 1990", James Allan, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Queensland, Australia, cho biết trong một thông cáo báo chí.

Vùng hoang dã cung cấp nơi ẩn náu cho đa dạng sinh học của thực vật và động vật và đóng vai trò như một bộ đệm chống lại các tác động sinh thái của biến đổi khí hậu và các mối đe dọa do con người gây ra.

Allan cho biết: "Các hệ sinh thái này đóng một vai trò quan trọng trong việc điều tiết khí hậu địa phương, cô lập và lưu trữ một lượng lớn các-bon và hỗ trợ nhiều cộng đồng dân cư lạc hậu về mặt văn hoá đa dạng nhất”.

Các khu vực hoang dã lớn nhất còn lại được tìm thấy ở Nam Mỹ, Châu Phi, Úc và các vùng Bắc Cực của Bắc Mỹ và Á-Âu. Một vùng hoang dã đáng kể cũng được trải dài khắp Cao nguyên Tây Tạng.

Trên bản đồ, màu xanh lá cây đánh dấu vùng hoang dã còn lại, trong khi màu hồng cho thấy vùng đất hoang dã đã bị mất từ năm 1993.

Nhóm nhà nghiên cứu nói rằng các chính phủ phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo rằng vùng hoang dã không tiếp tục bị thu hẹp nữa.

Thứ Ba, 16/01/2018 09:45
51 👨 412
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Thế giới động vật