9 loại cá quen thuộc không nên ăn quá nhiều nếu không muốn huỷ hoại sức khoẻ

Hiển nhiên, ai trong số chúng ta đều biết rằng cá là loại thực phẩm không chỉ thơm ngon mà còn bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, có một số loại cá chứa hàm lượng thủy ngân nhất định được khuyến cáo là không nên ăn nhiều, sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn hơn là có lợi.

Trong danh sách này có những loại cá quen thuộc trong bữa ăn của chúng ta như cá thu, cá rô phi, cá chình... Những tác hại mà chúng mang lại sẽ làm nhiều người toát mồ hôi.

Dù có thích ăn cá như thế nào bạn cũng cần cẩn trọng và cân nhắc trước khi ăn những loại cá không tốt cho sức khỏe. Hãy cùng Quản Trị Mạng chú ý 9 loại cá quen thuộc không nên ăn quá nhiều nếu không muốn huỷ hoại sức khoẻ dưới đây nhé!

Cá da trơn

Cá da trơn© depositphotos © flickr

Cá da trơn có thể sinh trưởng và phát triển với kích thước đáng kể. Để đẩy nhanh sự phát triển của chúng, nhiều người nuôi cá da trơn còn cho chúng ăn thêm hoocmôn tăng trưởng, đặc biệt là những loại cá nhập khẩu từ các nước châu Á. Bởi vậy, không nên ăn nhiều giống cá da trơn được nuôi dưỡng. Đặc biệt, trẻ nhỏ không nên ăn loại cá này. Hơn nữa, cá da trơn phát triển tự do ít nguy hiểm và có giá trị dinh dưỡng cao hơn.

Cá thu

Cá thu© depositphotos © flickr

Cá thu là loại cá phổ biến và khá được ưa chuộng trên thị trường. Cá thu có chứa lượng thủy ngân nhất định. Loại chất này rất khó đào thải khi vào cơ thể người, có thể gây nên nhiều loại bệnh khác nhau. Cá thu Đại Tây Dương là loại cá ít nguy hiểm nhất và người tiêu dùng có thể sử dụng với tần suất cao hơn.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người lớn chỉ nên ăn khoảng 200g và trẻ nhỏ nên ăn khoảng 100g cá thu hàng tháng.

Cá ngừ

Cá ngừ© depositphotos © flickr

Cá ngừ là loại cá chứa rất nhiều thủy ngân độc hại, đặc biệt là cá ngừ vây đen và cá ngừ vây xanh. Ngoài ra, với những con cá ngừ sống trong môi trường nuôi dưỡng thường được ăn kháng sinh và hooc-môn, tạo nên các chất không tốt cho cơ thể người.

Sử dụng lượng cá ngừ trong một tháng: người lớn khoảng 100g, trẻ nhỏ không nên ăn.

Cá rô phi Tilaphia

Cá rô phi Tilaphia© depositphotos © flickr

Cá rô phi Tilaphia được khuyến cáo không nên ăn vì chúng không có nhiều axit béo lành mạnh. Ngược lại, nồng độ chất béo có hại lại cao tương đương với mỡ lợn. Loại cá này là một chi cá hoàng đế đặc hữu của châu Phi, trừ một loài cũng phân bố ở Trung Đông. Nếu ăn cá rô phi Tilaphia quá nhiều sẽ dẫn tới việc tăng lượng cholesterol, khiến cơ thể nhạy cảm hơn với những chất gây dị ứng.

Tốt nhất, những người mắc bệnh về tim mạch, hen suyễn hay viêm khớp không nên ăn loại cá này.

Cá chình

Cá chình© depositphotos © flickr

Cá chình có chứa nhiều chất béo. Chúng là loài dễ dàng hấp thụ các chất thải công nghiệp và nông nghiệp trong môi trường nước. Cá chình của Mỹ có mức nhiễm độc cao nhất. Cá chình châu Âu cũng bị ô nhiễm và chứa lượng thủy ngân lớn.

Sử dụng lượng cá chình trong một tháng: người lớn khoảng 300g, trẻ nhỏ khoảng 200g.

Cá tra

Cá tra© depositphotos © flickr

Phần lớn cá tra mà chúng ta thấy trong các cửa hàng đều có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam, cụ thể là từ sông Mê Kông - nơi được xem là một trong những vùng nước bị ô nhiễm nặng nhất trên thế giới. Hơn nữa, phi lê cá tra có chứa nitrofurazone và polyphosphates (chất gây ung thư).

Cá đổng quéo

Cá đổng quéo© flickr © flickr

Cá đổng quéo hay còn gọi là cá đầu vuông, cá nàng đào đứng đầu trong danh sách những loại cá dễ nhiễm độc thủy ngân, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Sử dụng lượng cá đổng quéo trong 1 tháng: nam giới khoảng 100g, phụ nữ và trẻ nhỏ không nên ăn.

Cá Sea bass (Cá mú)

Cá Sea bass (Cá mú)© depositphotos © flickr

Cá Sea bass là cá thuộc họ cá mú serranidae, trong bộ cá vược perciformes cũng chứa một lượng thủy ngân lớn.

Sử dụng lượng cá sea bass trong 1 tháng: người lớn khoảng 200g, trẻ nhỏ khoảng 100g.

Cá dollarfish (cá đôla)

Cá dollarfish (cá đôla)© depositphotos © flickr

Loại cá dollarfish này thường được biết đến với các tên các có dầu, chứa chất gempylotoxin – chất sáp không chuyển hóa. Đây là chất tuy không gây hại nhiều tới cơ thể, nhưng có thể dẫn tới chứng khó tiêu. Để giảm lượng gempylotoxin, người ta thường chiên hoặc nướng chúng. Những người mắc bệnh tiêu hóa không nên ăn loại cá này.

Để chọn được cá tươi, ngon sử dụng không phải là một điều đơn giản, nhiều khi bằng mắt thường chúng ta khó mà nhận biết được đâu là miếng cá còn tươi hay đã ươn. Vì vậy, hãy tham khảo một vài mẹo nhỏ ở bài viết Mẹo đơn giản giúp bạn dễ nhận biết cá tươi, ngon để có thể lựa chọn cá đúng cách vừa tươi, vừa ngon.

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Năm, 01/06/2017 09:47
3,97 👨 2.486
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Sức khỏe gia đình