12 thói quen tưởng lành mạnh nhưng cực kỳ có hại cho sức khỏe

Tất cả chúng ta đều có những thói quen tưởng lành mạnh bởi từng đọc được ở đâu đó trên báo hoặc nghe từ một người bạn quan tâm đến sức khỏe. Tuy nhiên, cho dù vấn đề không phải là chúng ta "ghét" chúng bao nhiêu, mà chỉ duy trì vì nghĩ nó tốt cho sức khỏe của chúng ta.

Hãy tránh xa Gluten (hỗn hợp gồm 2 protein là gliadin và glutenin có trong lúa mì, yến mạch và lúa mạch) là một ví dụ. Điều này có thực sự tốt cho sức khỏe hay không?

Hoặc uống multivitamin (vitamin tổng hợp) hàng ngày. Đó là một thói quen lành mạnh hay là một thứ vô ích?

Câu trả lời có thể sẽ làm bạn cảm thấy vô cùng ngạc nhiên đấy! Dưới đây là 12 thói quen tưởng lành mạnh nhưng cực kỳ gây hại cho sức khỏe của bạn.

Sử dụng bàn đứng

Sử dụng bàn đứngMike Nudelman / Business Insider

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một hệ thống kích thích điện tử gây co giật cơ để đo lực co giật cơ bắp (MTF) ở các tình nguyện viên tham gia nghiên cứu. Một nghiên cứu dài hạn gần đây cho thấy nhìn vào dữ liệu gần 4.000 người Mỹ trưởng thành không thấy được lợi ích của việc sử dụng bàn đứng làm việc so với khi ngồi làm việc.

Nhận xét về vấn đề này, bà Maria Gabriela Garcia có nói: "Sự mệt mỏi sau khi đứng làm việc liên tục trong một khoảng thời gian là có, tuy nhiên biểu hiện không được nhận ra rõ ràng ngay ở một số người. Về lâu dài, các biểu hiện mệt mỏi cơ bắp sẽ tăng dần, gây rối loạn cơ xương và đau lưng".

Trước kia, khoa học chứng minh ngồi làm việc trong thời gian dài rất có hại cho sức khỏe. Thế nhưng, một nghiên cứu mới đây được công bố trên Tạp chí Human Factors của Mỹ cho biết, đứng làm việc lâu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thể trạng cơ thể. Tuy nhiên, nếu đứng làm việc trong một thời gian ngắn hạn, mỗi phút sẽ đốt cháy nhiều calo hơn, vì vậy nếu giảm cân là vấn đề chúng ta đang lo lắng thì hãy đứng dậy.

Bên cạnh đó, theo Trung tâm An toàn sức khỏe và nghề nghiệp Canada (Occupational Health and Safety - CCOHS) cho biết, đứng làm việc trong thời gian dài không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, đau lưng mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác như: đau nhức bàn chân, sưng chân, giãn tĩnh mạch, chai cứng cổ và vai.

Do đó qua nghiên cứu này, các chuyên gia CCOHS khuyến cáo chúng ta nên tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động lựa chọn và thay đổi tư thế làm việc thường xuyên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe về lâu dài.

Sử dụng giấy lót bồn vệ sinh

Sử dụng giấy lót bồn vệ sinhMike Nudelman / Business Insider

Theo chuyên gia Kelly Reynolds thuộc phòng nghiên cứu tại trường Đại học Arizona cho biết, việc lót giấy vệ sinh trên bồn cầu để phòng tránh nhiễm khuẩn chỉ có tác dụng về mặt tâm lý. Bởi trên thực tế có rất ít loại vi khuẩn có thể đột nhập vào cơ thể thông qua da. Hơn nữa, phần da mông vốn có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các loại vi khuẩn có hại hiệu quả hơn rất nhiều (Dĩ nhiên, trừ khi bạn bị một vết cắt hoặc một vết thương hở trên da, có thể cho phép các vi khuẩn dễ dàng đi vào cơ thể).

Trường hợp bị lây nhiễm virus như HIV và bệnh herpes sinh dục là rất mong manh, nghĩa là virus lây nhiễm không tồn tại được lâu khi ở ngoài nhiệt độ cơ thể của con người. Khi đi vệ sinh tại những nhà vệ sinh công cộng, hầu hết những mầm bệnh gây hại sẽ không có khả năng lây nhiễm cho bạn.

Chuyên gia Kelly Reynolds cũng nhấn mạnh: "Chúng ta có thể ngồi trực tiếp lên bồn cầu, việc bị nhiễm vi khuẩn thông qua da là rất hiếm".

Tránh gluten

Tránh glutenMike Nudelman / Business Insider

Trừ khi bạn là một trong số 1% người Mỹ mắc bệnh celiac (bệnh tiêu hóa gây tổn thương ruột non và cản trở sự hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn), gluten không ảnh hưởng tiêu cực đến bạn. Có 2 nhóm đối tượng buộc phải cắt giảm hoàn toàn lượng gluten có trong chế độ ăn:

  • Một là, những người mắc một căn bệnh tự miễn gọi là bệnh celiac cần đặc biệt tránh gluten, vì chỉ cần một lượng gluten rất nhỏ cũng có thể khiến hệ miễn dịch của họ gây tổn thương hay thậm chí là phá hủy lớp nhung mao (lớp lông nhỏ, hình ngón tay phát triển ở lớp niêm mạc ruột non). Khi lớp nhung mao này bị phá hủy, ruột non không thể hấp thu được các chất dinh dưỡng và sẽ khiến bạn bị đau, mệt mỏi. Nếu bạn bị bệnh celiac (xác định thông qua xét nghiệm máu và sinh thiết ruột non), việc tránh ăn gluten là điều duy nhất bạn có thể làm để tránh bị tổn thương.
  • Hai là, nếu bạn âm tính với bệnh celiac nhưng vẫn cảm thấy đau quặn bụng khi ăn những thực phẩm làm từ lúa mỳ, rất có thể bạn đang mắc phải tình trạng nhạy cảm với gluten chứ không phải celiac (non-celiac gluten sensitivity - NCGS). Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng như mẩn đỏ, chướng bụng, lú lẫn và mệt mỏi. Hiện nay vẫn chưa có xét nghiệm nào được chấp nhận sử dụng cho trình trạng này, do vậy, nếu mắc phải NCGS, cách duy nhất là nên tránh hoàn toàn gluten và kiểm soát tâm trạng của mình.

Bên cạnh đó, rất nhiều người băn khoăn về việc liệu họ sẽ có được những lợi ích gì từ việc cắt giảm gluten trong chế độ ăn, cũng như các bước thực hiện cắt giảm gluten trong chế độ ăn. Vài người nghĩ rằng họ phải tránh xa tất cả các loại carbohydrate (trên thực tế là không phải như vậy), vài người khác lại cho rằng thực hiện chế độ ăn không chứa gluten sẽ giúp họ giảm câm (thực tế, bạn có thể tăng cân nếu thực hiện chế độ ăn này không đúng cách).

Uống sữa hạnh nhân

Uống sữa hạnh nhânMike Nudelman / Business Insider

Lựa chọn thay thế cho việc uống sữa hàng ngày phổ biến trong vài năm trở lại đây, chủ yếu là sữa hạnh nhân. Tuy nhiên, sữa hạnh nhân thực tế không có chất dinh dưỡng. Về cơ bản, hạnh nhân chỉ cung cấp protein. Nhưng một cốc sữa hạnh nhân đặc biệt, có khối lượng chỉ khoảng 2% hạnh nhân và hầu như không có protein. Tất cả các chất dinh dưỡng vitamin bên trong được thêm vào. Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm một sự thay thế thực sự khỏe mạnh, đừng nên lựa chọn đậu nành, váng sữa (sữa đã tách bơ) hoặc sữa ít chất béo.

Nước ép

Nước épMike Nudelman / Business Insider

Khi ép trái cây và rau, bạn đã vô tình loại bỏ đi nhiều chất bên trong như chất xơ, vitamin C và chất chống oxy hóa, thành phần quan trọng giúp bạn có cảm giác no bụng và hài lòng cho đến bữa ăn tiếp theo của bạn. Hơn nữa, chính các chất này lại có thể ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh ung thư.

Những gì cơ thể bạn giữ lại được là đường. Trong thời gian ngắn hạn, một lượng đường cao, chế độ ăn uống giàu protein thấp nghĩa là bạn liên tục cảm thấy đói, tâm trạng thay đổi liên tục và ít năng lượng. Trong thời gian dài, bạn có thể bị giảm cân bởi cân nặng dựa vào lượng protein.

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khác lại cho rằng không thể kết luận rằng tiêu thụ nhiều nước ép trái cây là không tốt vì thực tế nó tốt hơn nhiều thức uống khác. Nell Barrie - chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu ung thư Anh cho biết: "Không có câu trả lời dứt khoát về các loại trái cây và rau quả làm gia tăng nguy cơ ung thư ruột kết nhưng chắc chắn từ kết quả của nghiên cứu này có thể thấy tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều chất xơ sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư. Có lẽ sẽ tốt hơn nếu bạn chọn ăn trái cây tươi mà không cần phải ép lấy nước để không bị mất chất xơ".

Nến xông tai

Nến xông taiMike Nudelman / Business Insider

Phương pháp xông tai bằng nến là đặt một cây nến hình nón vào trong tai. Những người làm nó nói rằng nó rất hữu hiệu trong việc làm giảm ráy tai và điều trị một số bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên, theo phòng khám đa khoa Mayo cho biết nó không có tác dụng quá nhiều. "Nghiên cứu cho thấy xông tai bằng nến không hiệu quả trong việc làm giảm ráy tai và cũng không hiệu quả trong việc điều trị những bệnh khác" họ viết. Hơn nữa, việc này có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn. Trường hợp xấu hơn trong quá trình đốt lửa, nếu không cẩn thận, sáp cháy sẽ rơi vào trong tai, bít lỗ chân lông, làm tổn thương ống tai ngoài, ngăn cản quá trình sinh lý của tai. Những người có màng nhĩ bị tổn thương nặng hoặc thủng, sáp rơi vào có thể chui sâu vào ống tai giữa, không thể dùng dụng cụ lấy ra mà buộc phải mổ.

Tránh dùng lò vi sóng

Tránh dùng lò vi sóngMike Nudelman / Business Insider

Chắc hẳn, tất cả chúng ta từng nghe tin đồn rằng khi nấu thức ăn bằng lò vi sóng đã vô tình cướp hết chất dinh dưỡng của chúng. Thật may mắn rằng, điều này hoàn toàn sai. Lò vi sóng nấu thức ăn bằng các sóng năng lượng, các sóng này gây ra các phân tử trong thức ăn làm rung một cách nhanh chóng, hình thành năng lượng dưới dạng nhiệt.

Trên thực tế, một số chất dinh dưỡng bắt đầu mất đi khi đun nóng, cho dù là từ lò vi sóng, lò nướng hay bất cứ đồ dùng nào khác. Tuy nhiên, bởi thời gian nấu ăn bằng lò vi sóng đặc biệt ngắn hơn nhiều so với nấu bằng chảo bình thường và vì thế lò vi sóng - một thứ gì đó thường làm việc tốt hơn trong việc giữ vitamin nguyên vẹn so với các phương pháp nấu ăn khác.

Sử dụng nước rửa tay

Sử dụng nước rửa tayMike Nudelman / Business Insider

Nếu bạn thường xuyên rửa tay trong ngày thì nước rửa tay hoàn toàn không cần thiết bởi vi khuẩn không thể bị giết chết chỉ bằng bánh xà phòng hoặc nước rửa tay. Ví dụ, Norovirus và C. difficile miễn dịch để khử trùng gel.

Uống vitamin tổng hợp

Uống vitamin tổng hợpMike Nudelman / Business Insider

Gần một nửa số người Mỹ trưởng thành dùng vitamin mỗi ngày. Tuy nhiên, nghiên cứu giá trị nhiều năm vẫn chưa tìm thấy bất cứ bằng chứng nào biện minh cho thói quen dùng vitamin tổng hợp. Điều đó không phải chúng ta không cần một số lượng nhỏ vitamin để sống sót - thiếu các vitamin như vitamin A, vitamin C và vitamin E là ví dụ chúng ta phải có một thời gian dài chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và có thể phát triển trong nhiều trường hợp như bệnh còi xương hoặc bệnh scurvy (bệnh do thiếu hụt vitamin C, biểu hiện dưới những triệu chứng như: chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương, các vết thâm tím rộng trên da). Nghiên cứu chỉ ra chúng ta có đầy đủ các chất dinh dưỡng từ những gì chúng ta ăn và không cần đến một viên thuốc.

Tránh bột ngọt MSG (Monosodium Glutamate)

Tránh bột ngọt MSGMike Nudelman / Business Insider

Bột ngọt MSG (Monosodium Glutamate) là một thành phần bổ sung vào nhiều loại thực phẩm nâng cao hương vị thức ăn. Nó hoàn toàn an toàn để ăn. MSG thường bị gắn liền với một loạt các triệu chứng, từ tình trạng tê liệt toàn thân cho đến một cảm giác chung là mệt mỏi, thường được gộp chung lại với nhau gọi là "Hội chứng nhà hàng Trung Quốc" - tập hợp các triệu chứng xuất hiện ở một số người sau khi ăn thực phẩm Trung Quốc. Ăn quá nhiều mới là thủ phạm gây ra khả năng này, không ăn bột ngọt.

Không bẻ các khớp ngón tay

Không bẻ các khớp ngón tayMike Nudelman / Business Insider

Thời gian gần đây, kiến thức chung mà bạn biết đó là bẻ các khớp ngón tay không chỉ gây khó chịu mà còn làm ảnh hưởng đến các khớp xương của bạn. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu mới ảnh hưởng đến ý tưởng đó. Một số lời khuyên cho rằng nó là một chỉ số tốt bởi các đầu nối được bôi trơn hoàn toàn.

Bình luận về một nghiên cứu gần đây trên tạp chí PLoS One, Greg Kawchuk - nhà nghiên cứu chính và giáo sư y khoa phục hồi chức năng tại trường Đại học Alberta, cho biết: "Mặc dù nghiên cứu, chúng tôi băn khoăn nếu bôi trơn các khớp nối bằng cách bẻ các khớp ngón tay là một dấu hiệu cho thấy các khớp nối thực sự khỏe mạnh và không có khả năng bị như vậy, có thể là một dấu hiệu của các vấn đề liên quan".

Duy trì chế độ ăn "detox" (thanh lọc cơ thể)

Duy trì chế độ ăn "detox" Mike Nudelman / Business Insider

Trong số chúng ta, không ai cần thanh lọc cơ thể cả. Trừ khi bạn bị nhiễm độc thì mới cần phải có một hệ thống thanh lọc siêu hiệu quả để lọc ra hầu hết các chất độc hại khi ăn. Nó được tạo thành từ hai cơ quan thải độc tố: gan và thận. Trong khi đó, thận có chức năng lọc máu và loại bỏ các chất thải từ chế độ ăn uống trong ngày, còn gan xử lý thuốc và giải độc bất kỳ hóa chất nào mà chúng ta ăn. Kết hợp lại với nhau, hai cơ quan này có chức năng giúp cho cơ thể của chúng ta có thể làm sạch một cách tự nhiên.

Tham khảo thêm một số bài viết khác:

Chúc các bạn vui vẻ!

Chủ Nhật, 05/02/2017 11:00
51 👨 2.614
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Sức khỏe gia đình