Kỹ năng giao tiếp hiệu quả khi cả hai đang bất đồng quan điểm

Trong cuộc sống, giao tiếp là điều cần thiết đối với bất kỳ ai trong chúng ta. Thế nhưng, không phải lúc nào cuộc trò chuyện cũng diễn ra một cách thuận lợi. Có những lúc bạn phải đối mặt với những người không cùng quan điểm với mình, và chúng ta chẳng thể nào trò chuyện được với những người này. Trong những hoàn cảnh này, kỹ năng giao tiếp khéo léo là rất cần thiết, bởi nếu không làm chủ được mình thì rất dễ mất bình tĩnh và xảy ra mâu thuẫn không đáng có, gây mất hòa khí.

Vậy làm sao để trò chuyện cùng với một người không cùng quan điểm diễn ra một cách êm đẹp, không chút căng thẳng?

Đầu tiên: Bạn cần xác định mục tiêu

Bạn cần xác định mục tiêu

Ông bà ta nói quả không sai “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, vậy nên trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện cùng với ai đó, thì bạn nên dành chút thời gian tìm hiểu về đối phương. Đặc biệt nếu người đó lại là người ở phe đối lập với bạn.

Bỏ ra một chút thời gian để tìm hiểu những điểm chung của bạn và đối phương, sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về người mà bạn đang trò chuyện. Từ đó giúp bạn có cuộc trò chuyện thành công hơn.

Tiếp theo: Cùng thống nhất một số quy tắc nhất định

 Cùng thống nhất một số quy tắc nhất định

Ở đâu cũng vậy, để đạt được hiệu quả cao nhất thì quy tắc luôn là điều được mọi người chú trọng.

Ví dụ trước khi đi đến cuộc bàn luận gì đó, bạn và đối phương có thể cùng đi ăn trưa hoặc cà phê. Sau khi bạn đã tìm hiểu về đối phương, 2 bạn có thể đưa ra một số quy tắc nhất định cần phải tuân thủ trong cuộc bàn luận đó.

Hãy tìm hiểu, trò chuyện, trung thực và lắng nghe. Từ đó tất cả cư xử một cách văn minh, hòa bình.

Thứ ba: Tận dụng một số câu hỏi

Tận dụng một số câu hỏi

Đặt ra một vài câu hỏi xung quanh vấn đề bạn chuẩn bị nói tới là việc cần thiết, thế nhưng nhiều người lại thường bỏ qua điều này. Đặt ra những câu hỏi là cách để bạn hiểu rõ được vấn đề cũng như con người thực sự của đối phương giúp và bạn có cơ hội để chỉ ra những khuyết điểm mà bạn đang mắc phải.

Vì vậy, đưa ra câu hỏi sẽ giúp hệ thống lại những điều bất tương đồng giữa quan điểm của hai người, mà còn thể hiện cho người đó biết rằng họ đang được lắng nghe.

Thứ tư: Giữ bình tĩnh

 Giữ bình tĩnh

Giữ bình tĩnh trong các cuộc trò chuyện có sức mạnh vô cùng to lớn, điều này không thể tự nhiên mà có mà mỗi chúng ta cần phải tập luyện.

Khi cuộc trò chuyện giữa bạn và “hắn” trở nên căng thẳng, lúc này thay vì cố gắng bày tỏ những quan điểm cá nhân của mình để phản biện lại ý kiến của đối phương, thì bạn nên bình tĩnh, hít thở thật sâu và hạ cái tôi của mình xuống, bạn sẽ thấy cuộc trò chuyện sẽ thoải mái hơn đấy.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chuyển sang một chủ đề khác, tạo sự thư giãn cho bạn là đối phương để cả hai cảm thấy thích thú, bỏ qua những điều vừa rồi.

Cuối cùng: Không giữ định kiến

 Không giữ định kiến

Nếu bạn mãi mang những suy nghĩ tiêu cực, định kiến về người đối phương thì mãi mãi bạn và họ chẳng thể nào hòa nhập chung vào một câu chuyện được, điều đó sẽ làm bạn mất đi cơ hội để hiểu tại sao họ lại làm như vậy.

Con người chúng ta sinh ra không ai là hoàn hảo cả, sẽ có người này kẻ khác, có những người bạn sẽ rất thích thú trò chuyện với họ, có những người lại có định kiến. Chỉ cần sơ sảy một chút thôi, xung đột của cả hai sẽ chẳng bao giờ đến hồi kết. Kết quả, cuộc trò chuyện luôn luôn căng thẳng không cần thiết và khó có thể kéo dài hơn được.

Vậy nên, con người chúng ta mỗi người hãy nên học hỏi cho mình một chút kỹ năng giao tiếp để công việc và cuộc sống của bạn được thuận lợi hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Thứ Ba, 05/12/2017 11:26
51 👨 1.372
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng sống