Những câu nói mà người thông minh không bao giờ dùng trong giao tiếp hàng ngày

Những câu nói khôn ngoan trong giao tiếp sẽ giúp bạn cải thiện mối quan hệ, thậm chí phát triển kinh doanh tốt hơn. Nếu đã biết những câu nói hay trong giao tiếp thì nhớ đừng dùng những câu nói dưới đây.

Muốn tồn tại tốt trong xã hội hiện tại, kỹ năng giao tiếp là nhân tố cực kỳ quan trọng. Bạn dễ dàng nhận ra điều đó khi ở môi trường công sở. Một người giao tiếp tốt luôn có nhiều mối quan hệ và nhận được hỗ trợ nhiều từ người khác. Ngược lại, một người giao tiếp kém thường bị lu mờ trước đám đông và ít cơ hội phát triển trong tương lai.

Những người thông minh thường luôn biết họ phải nói gì và làm gì để tạo điều kiện thuận lợi nhất trong công việc và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người khác.

Chắc hẳn tất cả chúng ta đều đã từng lỡ lời nói những điều mà đôi khi diễn đạt không chính xác thứ mà bản thân đang nghĩ. Sự vô ý này có thể dễ dàng dẫn đến cảm giác khó chịu, làm cho người nghe cảm thấy không được tôn trọng.

Việc lỡ lời nói những điều không hợp lý thường xảy ra do bởi nhiều người chúng ta trò chuyện thiếu hiểu biết về sự tinh tế trong giao tiếp. Để có được các mối quan hệ tốt đòi hỏi chúng ta phải biết kỹ năng giao tiếp xã hội - tùy vào khả năng cảm nhận về cảm xúc và kinh nghiệm của mỗi người.

9 câu nói mà người thông minh không bao giờ dùng trong giao tiếp hàng ngày

Trung tâm Talent Smart đã kiểm tra trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence - EQ) của hơn một triệu người và phát hiện ra rằng khả năng giao tiếp là một kỹ năng mà rất nhiều người đang thiếu hiện nay. Thiếu kỹ năng giao tiếp bởi khi giao tiếp chúng ta quá tập trung vào những gì mình sẽ nói tiếp theo và để ý xem câu nói của người khác ảnh hưởng đến mình như thế nào, lúc đó hoàn toàn quên đi việc chú ý đến người đối điện. Đây là một vấn đề lớn khiến mỗi người trong chúng ta đều trở nên vô cùng phức tạp. Bạn không thể hy vọng sẽ hiểu một ai cho đến khi có thể tập trung tất cả sự chú ý, lắng nghe và hiểu người đó. Cái hay của khả năng giao tiếp là chỉ cần sửa đổi một chút trong cách nói chuyện hàng ngày cũng có thể cải thiện rất nhiều cho mối quan hệ của mình với người khác.

Trên thực tế, có một vài cụm từ mà những người thông minh thường rất cẩn thận để tránh trong các cuộc trò chuyện hàng ngày. Mời các bạn cùng tham khảo 9 câu nói "tệ" mà tốt nhất mọi người nên tránh sử dụng trong giao tiếp dưới đây nhé!

1. "Trông bạn có vẻ mệt mỏi"

Trông bạn có vẻ mệt mỏi

Bạn không nên sử dụng câu này khi nói chuyện với người khác, nhất là với những người không quen và đàn ông; kể cả khi trông họ thật sự kiệt sức và mệt mỏi. Hầu hết, người mệt mỏi thường có những biểu hiện vô cùng dễ nhận thấy đó là đôi mắt trĩu xuống, mái tóc lộn xộn, dễ mất tập trung và nhìn có vẻ như đang cáu kỉnh, khó chịu. Những người đang trong tình trạng như thế rất dễ cáu bẳn và hay có khuynh hướng bi quan hóa vấn đề. Nếu gặp phải người có cái tôi lớn, họ còn nghĩ bạn đang thương hại hoặc quá tò mò, quan tâm tới chuyện không liên quan đến bạn.

Hãy nói: "Mọi chuyện vẫn ổn chứ?" thể hiện sự quan tâm vừa đủ. Trong các cuộc nói chuyện, nếu một người trông có vẻ mệt mỏi thì chắc người đó đang cần sự giúp đỡ. Thay vì đánh giá một ai đó, hãy hỏi thẳng. Bằng cách này, người đối diện sẽ dễ dàng mở lòng và chia sẻ. Quan trọng hơn, đối phương sẽ thấy bạn là một người thân thiết thay vì thô lỗ.

2. "Bạn luôn luôn..." hoặc "Bạn không bao giờ..."

"Bạn luôn luôn..." hoặc "Bạn không bao giờ..."

Chẳng có ai luôn luôn hoặc không bao giờ làm một điều gì đó cả. Khi tức giận, chúng ta hay áp đặt quan điểm của bản thân lên người khác và đánh giá sai về họ. Mọi người đều không nhận xét chính bản thân mình qua một chuyện, do đó bạn cũng không nên xác định người khác như vậy. Câu nói này làm cho đối phương có ý phòng thủ và không muốn mở lòng chia sẻ với bạn. Điều này sẽ rất tệ nếu thường xuyên dùng cụm từ này trong các cuộc thảo luận quan trọng.

Hãy nói: Đơn giản chỉ cần chỉ ra những điều mà người khác đã làm được. Hãy dựa vào sự thật để đưa ra kết luận. Nếu hành động này xảy ra thường xuyên, bạn có thể nói "Bạn có vẻ làm điều này thường xuyên nhỉ" hoặc "Bạn làm điều này thường xuyên đến mức tôi phải chú ý đến đó...".

3. "Như tôi đã nói..."

"Như tôi đã nói..."

Hãy dừng nói những câu như thế này ngay tức khắc, bởi thời gian làm chúng ta quên mọi điều. Khi bắt đầu trò chuyện bằng kiểu câu này, cảm giác như bị ai đó xúc phạm vì yêu cầu bạn lặp lại, rằng người nghe không hiểu bạn và bạn thông minh hơn tất cả những người ở đây. Việc phải lặp lại câu nói cho thấy rằng bạn đang không thoải mái chút nào và tỏ vẻ trịch thượng với những người khác.

Hãy nói: Nếu mọi người thực sự vẫn chưa hiểu ý của bạn, hãy kiên nhẫn lặp lại nó một lần nữa bằng cách dễ hiểu và sinh động hơn; đảm bảo họ sẽ nhớ những gì bạn nói. Bởi nhiều khi lỗi nằm ở cách diễn giải quá mù mờ, ngắn gọn của bạn chứ không phải tại người nghe đâu.

4. "Chúc may mắn"

"Chúc may mắn"

Đây là một trong những câu nói tinh tế nhất bởi nó giúp người nói diễn đạt rất nhiều thứ. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng với bạn bè/người thân thiết theo kiểu đùa vui; không nên dùng trong công việc hoặc với những người xa lạ. Bởi nếu bạn chúc ai đó may mắn, tức là bạn đang nghĩ: Họ cần may mắn thì mới thành công được.

Hãy nói: "Tôi biết bạn sẽ làm được". Câu nói này có vẻ tốt hơn câu trên, vì nó thể hiện rằng: Bạn có đủ khả năng/kỹ năng để thành công; giúp đối phương cảm thấy tự tin hơn vào bản thân. Hơn nữa, bạn sẽ gây được ấn tượng tốt với những người đơn giản hay sử dụng câu kinh điển.

5. "Tùy bạn" hoặc "Cứ làm gì bạn muốn"

"Tùy bạn" hoặc "Cứ làm gì bạn muốn"

Khi ai đó hỏi bạn, tức là họ cần sự giúp đỡ thật sự hoặc họ coi trọng ý kiến của bạn, vì vậy đừng thờ ơ trả lời bằng những kiểu câu thiếu tính xây dựng như "Tùy bạn" hoặc "Cứ làm gì bạn muốn"; kể cả khi bạn bận bịu hay chẳng muốn quan tâm.

Hãy nói: "Thật ra, tôi cũng không có sáng kiến nào cả, nhưng theo tôi thì...". Khi bạn đưa ra một ý kiến (kể cả không dùng được), chứng tỏ rằng, bạn có quan tâm tới người yêu cầu.

6. "Vâng, ít nhất thì tôi chưa bao giờ..."

"Vâng, ít nhất thì tôi chưa bao giờ..."

Câu nói này là một cách để thay đổi sự chú ý đến sai lầm của bạn bằng cách vạch ra các sai lầm trước kia của người khác.

Hãy nói: "Tôi xin lỗi". Dám nhận sai lầm của mình là cách tốt nhất để cuộc hội thoại trở nên hợp lý hơn, giữ bình tĩnh để có thể làm mọi việc. Thừa nhận lỗi sai là cách tuyệt vời để ngăn chặn sai lầm tiếp diễn.

7. "Wow, bạn đã giảm đi vài cân"

Wow, bạn đã giảm đi vài cân

Mặc dù trường hợp này giống như một lời khen nhưng bên trong đó rõ ràng là một lời phê bình. Bạn đang cố gắng tạo ấn tượng mình là người biết quan tâm người khác. Tuy nhiên, cách nói với ai đó trông họ có vẻ giảm cân rồi, cho thấy rằng trước đó họ có vẻ béo hoặc không hấp dẫn. Hãy đơn giản hóa vấn đề bằng cách chỉ khen cô ấy xinh là được rồi.​

Hãy nói: "Bạn trông thật tuyệt". Thay vì nói những câu như bạn trông ra sao, bạn từng có vẻ như nào. Hãy khen ngợi người khác ngay lập tức. Với câu nói này, cô ấy sẽ biết là bạn đã nhận ra cô ấy giảm cân thành công và ghi nhận tấm lòng của bạn. Bạn không cần phải bới móc quá khứ của người ta lên để khen ngợi, chỉ nói lên cảm giác của bạn về cô ấy ở thời điểm hiện tại là được rồi.

8. "Bạn quá tốt với anh ấy/cô ấy"

Bạn quá tốt với anh ấy/cô ấy

Khi một người nào đó vừa chấm dứt một mối quan hệ với bất kỳ lí do nào đó, lời nhận xét này làm cho người nghe cảm thấy như thể mình có nhiều phẩm chất không tốt và không phải là người đáng để yêu.

Hãy nói: "Anh ấy/cô ấy đã đánh mất..." Câu nói này đem đến sự động viên nhiệt tình và lạc quan mà không hàm chứa bất cứ lời chỉ trích nào.

9. "Bạn trông thật tuyệt khi ở độ tuổi này"

Bạn trông thật tuyệt khi ở độ tuổi này

Sử dụng từ "với bạn" như là một cách khen gián tiếp vậy, làm mọi người cảm thấy hạ thấp mình và bạn thì trở nên thô lỗ. Nhiều người không muốn bị đánh giá sự thông minh thông qua ngoại hình hoặc người ốm yếu, cũng không muốn nói chuyện về dáng vẻ. Bởi mọi người chỉ đơn giản muốn được khen là thông minh và khỏe mạnh mà thôi.

Hãy nói: "Bạn trông thật tuyệt". Chúng ta có thể dễ dàng sửa chữa bằng một câu khen trực tiếp như vậy.

10. “Tôi ghét lặp lại chính mình”

Con người có xu hướng quên mọi thứ. Khi bạn sử dụng cụm từ này, bạn khiến người đối diện tin rằng bạn đang bị xúc phạm và bạn phải nhắc lại nhiều lần. Ngay cả khi người nhận thực sự muốn biết quan điểm của bạn, thì sau khi nghe cụm từ này, họ sẽ tạo ra một rào cản tinh thần đối với những gì bạn nói tiếp theo.

11. “Đó không phải lỗi của tôi”

Tất cả chúng ta đều có thể rơi vào khoảnh khắc có điều gì đó không ổn và theo bản năng, ngay lập tức, chúng ta sẽ né tránh sự đổ lỗi. “Đó không phải lỗi của tôi,” - câu nói mang tính rũ bỏ mọi trách nhiệm.

Bạn đã bao giờ tới muộn bữa tối và đổ lỗi cho giao thông đông đúc chưa? Nhưng suy nghĩ sâu hơn, nếu bạn rời khỏi nhà sớm hơn, bạn đã không tới muộn.

Những người thông minh tránh xa cụm từ này vì nó là dấu hiệu của việc trốn tránh trách nhiệm. Chắc chắn, có những tình huống mà hoàn cảnh thực sự nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Nhưng ngay cả trong những trường hợp đó, việc bỏ tiền ra cũng không giải quyết được vấn đề.

Thay vì chỉ ngồi chỉ tay, hãy chịu trách nhiệm vì những điều bạn có thể kiểm soát. Nếu muộn do giao thông đông đúc, bạn có thể nói : “Tôi xin lỗi vì đến muộn. Lần sau tôi sẽ lên kế hoạch tốt hơn để tính đến những chậm trễ có thể xảy ra.”

Tóm lại, đừng nên dùng những câu trên vào trong các cuộc trò chuyện hàng ngày. Mặc dù đó là những điều nhỏ nhặt nhưng lại đem đến sự khác biệt rất lớn. Hãy thử sử dụng những câu được gợi ý dưới và bạn sẽ phải ngạc nhiên trước các phản ứng tích cực mình nhận được. Cha ông ta có câu: "Học ăn, học nói, học gói, học mở", hãy cùng nhau luyện tập những câu nói đúng một cách thường xuyên nhé. Dù bạn có IQ cao đến đâu mà EQ (Emotional Intelligence) thấp, thì cũng khó thành công.[11 dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn là người có chỉ số EQ thấp]

Tham khảo thêm một số bài viết:

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Sáu, 11/10/2024 10:02
3,914 👨 21.876
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng sống