Giỏi ngoại ngữ nên học ngành gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bài viết sẽ tổng hợp cho bạn các ngành học liên quan đến ngoại ngữ có thể cho bạn mức lương tốt nhất.
Ai cũng biết việc có thể giao tiếp bằng một ngôn ngữ thứ hai sẽ giúp mỗi người có nhiều cơ hội hơn cả trong công việc và cuộc sống, chẳng hạn như không bỏ lỡ cơ hội được làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia, trao đổi / buôn bán với các đối tác nước ngoài, học tập tại một trường đại học quốc tế, đi du lịch, mua sắm đồ Tây, xem phim bom tấn Hollywood không cần phụ đề hay đơn giản là "chuyện gì người khác biết, mình cũng biết". Tuy nhiên, một thực tế là rất nhiều bạn trẻ có vốn tiếng nước ngoài kha khá nhưng lại không biết nên chọn công việc gì hay ngành nghề nào có thể giúp mình phát huy được "nguồn vốn"sẵn có? Vậy thì đã đến lúc bạn nên ghi chú ngay vào sổ cá nhân những công việc vô cùng thú vị sau đây và sẵn sàng cho kế hoạch ứng tuyển ngay từ bây giờ nhé.
Ngôn ngữ thứ hai - không chỉ là tiếng Anh
Tiếng Anh đang dần trở thành yếu tố không thể thiếu nếu bạn muốn giành được một tấm vé vào làm việc tại một công ty nước ngoài. Tuy nhiên, ngoài tiếng Anh còn có một số thứ tiếng khác đang "lên ngôi" mà có thể bạn chưa được cập nhật.
1. Tây Ban Nha: Tây Ban Nha là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến thứ ba trên thế giới và số người sử dụng thứ tiếng này để giao tiếp đã lên đến hơn 500 triệu người. Tại Mỹ và Châu Âu, Tây Ban Nha được xem như là ngôn ngữ phổ biến thứ hai sau tiếng Anh và cũng là ngôn ngữ chính thống tại 4 lục địa.
2. Tiếng Pháp: Không chỉ là nền kinh tế lớn thứ 5 và đứng ở vị trí thứ 3 trong top các quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất toàn cầu, Pháp còn là nơi có khá nhiều trường đại học hàng đầu thế giới như HEC (Trường nghiên cứu thương mại cao cấp ở Paris). Việc biết tiếng Pháp sẽ giúp bạn có cơ hội làm việc tại Pháp và các quốc gia nói tiếng Pháp khác như Canada, Thụy Sĩ, Bỉ, các nước Bắc Phi và vùng cận Sahara (Châu Phi).
3. Đức: Mặc dù không phải là ngôn ngữ phổ biến như Tây Ban Nha nhưng việc biết tiếng Đức cũng sẽ giúp bạn có được những cơ hội làm việc tuyệt vời, đặc biệt là các thương hiệu Automobile như BMW.
4. Mandarin: Không có gì ngạc nhiên khi Mandarin lại lọt vào danh sách này. Mandarin còn được biết đến với tên gọi tiếng quan thoại và là thứ tiếng phổ thông của Trung Quốc - một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất của thế giới.
5. Ả Rập: Ả Rập là một trong những khu vực giàu có nhất trên thế giới. Bởi vì sự rộng mở của các cơ hội việc làm ở Trung Đông nên nhu cầu về nguồn lao động biết tiếng Ả Rập rất lớn nhưng nguồn cung lại thấp. Nếu có khả năng nói thứ tiếng này thì hãy sẵn sàng vì rất nhiều công ty lớn đang vẫy gọi bạn đấy.
Những ngành nghề sử dụng tiếng nước ngoài hot nhất hiện nay thuộc vào các lĩnh vực nào?
- Truyền thông (báo chí) và phim ảnh.
- Các dịch vụ du lịch và di chuyển, bao gồm cả máy bay và khách sạn.
- Ngân hàng và bảo hiểm.
- Các cơ quan địa phương, nhà nước và chính quyền liên bang (đối với các nước có thể chế liên bang).
- Các tổ chức quốc tế phi lợi nhuận.
- Các công ty xuất bản.
- Văn phòng của các cơ quan quốc phòng và đại sứ quốc tế.
- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
- Dịch vụ xã hội.
- Dịch vụ nhập cư.
- Trường tiểu học, trung học, phổ thông, cao đẳng và đại học.
Những công việc "ngon" nhất dành cho các "thánh" ngoại ngữ
1. Biên dịch game (Game Translator)
Lĩnh vực: Trò chơi điện tử
Các công ty hàng đầu trong lĩnh vực game như Nintendo, Gameloft hay SNG vẫn đang tìm kiếm những biên dịch game xuất sắc có thể dịch nội dung các trò chơi của họ từ tiếng Anh sang tiếng Nhật hoặc các ngôn ngữ khác.
2. Chuyên gia quản trị thương hiệu (Brand Manager Specialist)
Lĩnh vực: Marketing và quảng cáo
Được xem như là một trong những công ty tốt nhất để làm việc, Google đang tuyển dụng những chuyên gia quản trị thương hiệu tốt nhất để điều hành các công ty con của hãng tại các thị trường nước ngoài. Đây là một công việc đòi hỏi khả năng ngoại ngữ tốt, có kiến thức uyên thâm về thương hiệu, quản trị thương hiệu, hiểu biết về các nền văn hóa, nhanh nhạy, linh hoạt với sự thay đổi của thị trường....
3. Đại diện cộng đồng (Community Representative)
Lĩnh vực: Trò chơi / Kinh doanh
Blizzard - hãng được biết đến với những video game nổi tiếng như World of Warcraft và Diablo đang tìm kiếm những ứng viên có thể nói được tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh để liên kết hãng với những cộng đồng game thủ ở Mỹ La Tinh. Một đại diện cộng đồng sẽ bao gồm cả việc hỗ trợ phát triển game cũng như các sự kiện khác của công ty.
4. Tiếp viên hàng không (Flight Attendant)
Lĩnh vực: Du lịch và lữ hành
Nếu ý tưởng được trả lương để di du lịch hấp dẫn bạn thì việc trở thành một tiếp viên hàng không là điều hợp lý nhất. Tùy thuộc vào hãng hàng không bạn làm việc, nhiều công ty hàng không top đầu đang tìm kiếm những tiếp viên hàng không có thể nói tiếng nước ngoài. Chẳng hạn như hãng đó thường xuyên có các chuyến bay từ Mỹ tới Tây Ban Nha thì họ sẽ ưu tiên những ứng viên biết nói tiếng Tây Ban Nha hơn các thứ tiếng khác.
5. Coordinator (Điều phối viên)
Lĩnh vực: Các tổ chức quốc tế phi lợi nhuận
Các tổ chức quốc tế phi lợi nhận như Pencils of Promise thường chuyên về các hoạt động hỗ trợ những quốc gia đang phát triển trên toàn thế giới. Việc có khả năng nói một ngôn ngữ thứ hai, chẳng hạn như tiếng Anh, Pháp hay Tây Ban Nha sẽ giúp bạn có được cơ hội thăng tiến trong tổ chức bởi vì bạn có khả năng giao tiếp với những người mà bạn đang làm việc cùng và người dân ở các quốc gia mà tổ chức của bạn đang cố gắng giúp đỡ.
6. Pháp chế (Associate)
Lĩnh vực: Tài chính và ngân hàng quốc tế
Nghề ngân hàng mặc dù không "hot" như những năm trước nhưng với các ngân hàng quốc tế có uy tín lâu năm và với những ai đang sở hữu khả năng ngoại ngữ tốt thì mọi cánh cửa đều rộng mở.
7. Nhiếp ảnh gia
Lĩnh vực: Điện ảnh và truyền thông
Một chiếc máy ảnh và kỹ năng chụp ảnh tốt đã đủ để bạn có thể nghĩ tới nghề chụp ảnh. Nhưng một nhiếp ảnh gia đích thực không giới hạn không gian sáng tạo của mình chỉ trong một khu vực, một quốc gia hay một vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, để thực hiện được giấc mơ sải cánh khám phá thế giới thì ngoại ngữ là một trong những yếu tố quyết định.
8. Kinh doanh thời trang
Lĩnh vực: Thời trang
Thời trang được xem là ngành công nghiệp "không bao giờ chết" khi nhu cầu làm đẹp, đổi mới và sáng tạo của con người luôn thay đổi, thậm chí thay đổi từng ngày, từng giờ. Chính vì vậy, nếu bạn muốn tỏa sáng trong lĩnh vực này thì hãy bắt đầu học ngoại ngữ từ bây giờ để được tiếp cận với các xu hướng làm đẹp và học hỏi kinh nghiệm từ những nhà thiết kế thời trang hàng đầu thế giới. Internet có tất cả những thứ bạn cần, thứ duy nhất là bạn cần hiểu được ngôn ngữ mô tả các kiến thức đó.
9. Chuyên viên tuyển dụng
Lĩnh vực: Nguồn nhân lực
Vai trò của một chuyên viên tuyển dụng đó là tạo nên sợi dây kết nối giữa các doanh nghiệp có nhu cầu nhân sự và những người tìm việc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa khiến các công ty nước ngoài có xu hướng xây dựng văn phòng hay mở công ty con tại nước khác thì nhu cầu nhân sự còn tăng cao hơn nữa. Do vậy, trở thành một chuyên viên tuyển dụng xuất sắc cũng đòi hỏi bạn phải không ngừng rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ của mình để có những bước đột phá hoàn hảo trong công việc.
10. Nhà báo tác nghiệp ở nước ngoài
Lĩnh vực: Báo chí
Ngay từ tên gọi của nghề này cũng đủ để khẳng định rằng nếu không biết ngôn ngữ thứ hai thì chắc chắn hồ sơ của bạn sẽ bị loại. Đây là một công việc vô cùng thú vị khi bạn sẽ được giao tiếp cùng những người dân bản địa, lắng nghe câu chuyện của họ và truyền những tin tức này về cho người dân nước mình. Một khi đã được sống và làm việc ở nước ngoài, khả năng ngoại ngữ của bạn cũng "lên như diều gặp gió" đấy.
11. Giáo viên, gia sư tại nhà hoặc online
Nếu thông thạo tiếng ngước ngoài, công việc đầu tiên và phổ biến nhất là trở thành giáo viên dạy ngoại ngữ cho người khác. Bạn có 3 lựa chọn cơ bản: dạy tại lớp, tại nhà hoặc online.
Giỏi ngoại ngữ và có bằng cấp phù hợp, bạn có thể trở thành giáo viện tại một trường học hoặc trung tâm quốc tế. Để làm tốt công việc này, bạn cần có lòng yêu ghề, khả năng tương tác tốt với học sinh và tổ chức bài giảng khoa học, hấp dẫn.
Ưu điểm của nghề giáo viên là chỉ làm giờ hành chính. Do đó, bạn có thể tận dụng thời gian còn làm để dạy thêm tại nhà hoặc online cho những đối tượng có nhu cầu. Đây có thể là công việc “hái” ra tiền hơn cả việc chính. Tuy nhiên, cũng đừng vì thế mà bỏ nghề giáo viên ở trường học nếu nhận được những chính sách cũng như mức lương xứng đáng.
12. Phiên dịch viên
Phiên dịch là một trong số các ngành học liên quan đến ngoại ngữ mà ai cũng biết. Khác với giáo viên, phiên dịch viên không dạy ngôn ngữ mà là người truyền tải nội dung của nó cho người khác. Điều đó có nghĩa nếu là phiên dịch viên, bạn chính là “cầu nối” giao tiếp giữa các bên khác biệt ngôn ngữ. Bạn giúp họ hiểu thỏa thuận, mục tiêu cả hai hướng tới.
Phiên dịch viên thường xuất hiện ở những sự kiện công cộng như cuộc thi hoa hậu, trong cuộc họp của quản lý cấp cao với khách hàng nước ngoài và nhiều hơn thế nữa.
Dù xuất hiện ở lĩnh vực nào, các công việc của phiên dịch viên đều có một mục tiêu chung: “cầu nối” chính xác cho hai ngôn ngữ. Đây thật sự là một trong số thử thách lớn nhất nhưng cũng thú vị nhất của ngành liên quan đến ngôn ngữ này.
Vì thế, nếu đang học một trong số các ngành liên quan đến tiếng Anh, nghề phiên dịch viên là lựa chọn rất đáng thử cho bạn.
13. Quản lý dự án biên dịch
Nếu không muốn đi theo “lối mòn” khi gắn liền với những công việc tiêu biểu nhất dành cho những ai giỏi ngoại ngữ, thì tại sao bạn không thử ứng tuyển vào bộ phận quản lý, chẳng hạn như quản lý dự án biên dịch. Khi làm công việc này, bạn vẫn có thể sử dụng ngoại ngữ bằng cách giám sát và đánh giá dự án, thay vì đi sâu vào hoàn thiện một nhiệm vụ cụ thể.
14. Blogger, nhà sáng tạo nội dung
Đây là lựa chọn công việc khác cho những ai giỏi ngoại ngữ được mọi chuyên gia nghề nghiệp đề xuất. Tuy nhiên, bạn không cần phải dành cả ngày ở trong lớp học, công sở mà có thể làm việc tự do ở bất kỳ nơi đâu.
Nếu không hứng thú với việc dạy trực tiếp, tại sao không thử tạo một kênh YouTube và tạo lớp học được thu sẵn về mọi chủ đề mà bạn thích hoặc được nhiều người quan tâm. Bằng cách này, bạn vừa có thể thỏa mãn đam mê truyền đạt kiến thức, vừa có thể kiếm được tiền nếu kênh có nhiều người theo dõi.