Cách trả lời câu hỏi ‘mục tiêu nghề nghiệp’ của bạn khi phỏng vấn

Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 3-5 năm tới là gì? Đây là câu hỏi phỏng vấn được nhiều nhà tuyển dụng sử dụng để hỏi ứng viên của mình. Vậy khi được hỏi câu này, các ứng viên nên trả lời như thế nào để có thể gây ấn tượng được với nhà tuyển dụng. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp là gì?

Mục tiêu nghề nghiệp - Career Objective được hiểu là một đích đến, lộ trình của công việc mà bạn vạch ra trong tương lai và cách bạn thực hiện mục tiêu đó.

Mục tiêu nghề nghiệp thường chia thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

Tại sao nhà tuyển dụng hay hỏi: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong tương lai

Mục đích khi đưa ra câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 3 - 5 năm tới của nhà tuyển dụng là để xem lý tưởng nghề nghiệp của bạn là gì, bạn sẽ làm gì trong vòng 3-5 năm tới. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ phần nào hiểu rõ hơn về bạn, về định hướng của bạn trong công việc có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không, có sự gắn bó với công việc này của bạn có lâu dài không để đưa ra quyết định.

Câu trả lời của bạn sẽ là một thước đo để nhà tuyển dụng kiểm chứng năng lực làm việc của chính bản thân bạn sau khi được nhận.

Một số câu hỏi liên quan mục đích nghề nghiệp của bạn trong 3 - 5 năm tới khác được nhà tuyển dụng thường dùng như:

  • Mục đích nghề nghiệp của bạn trong thời gian tới là gì?
  • Mục đích nghề nghiệp của bạn trong tương lai là gì?
  • Bạn đã có những dự định gì cho công việc trong 3 - 5 năm tới chưa?
  • Bạn theo đuổi điều gì trong công việc này?
  • Vị trí nghề nghiệp bạn muốn hướng tới trong 3 - 5 năm tới là gì?

Trả lời phỏng vấn

Cách trả lời cho câu hỏi ‘Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 3 - 5 năm tới?’

1. Hãy trả lời một cách đủ bao hàm được định hướng của bạn

Không nên trả lời chung chung, không rõ ràng cho câu hỏi này. Bạn hãy cho nhà tuyển dụng biết rõ bạn muốn gì, những việc cần phải làm để đạt được điều mong muốn đó. Bằng cách này, bạn đã cho người phỏng vấn thấy rằng vị trí đó phù hợp với bạn.

2. Hãy nhấn mạnh vào mong muốn làm việc lâu dài ở công ty

Sự gắn bó lâu dài là điều mà công ty nào cũng muốn ở ứng viên của mình để tránh mất thời gian thuê hay đào tạo những nhân viên mới.

Vì vậy, một câu trả lời cho mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 3 - 5 năm tới đi liền với niềm khao khát muốn có được sự ổn định lâu dài cũng sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.

3. Hãy tìm hiểu một chút về cơ cấu tổ chức của công ty

Việc tìm hiểu những kiến thức về công ty là cách bạn cho nhà tuyển dụng thấy được bạn có thực sự quan tâm đến công việc này và có ý muốn gắn bó lâu dài trong tương lai hay không.

4. Đừng bao giờ nói về các mục tiêu quá xa vời, viển vông

Hãy tập trung vào những mục tiêu ngắn hạn, bạn thực sự có thể làm được. Đừng nói đến những điều không bao giờ thể đạt tới, chẳng hạn như thăng chức vụ phó giám đốc trong 3 - 5 năm tới, trong khi đang ứng tuyển vị trí nhân viên.

Một số gợi ý trả lời cho câu hỏi Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn

"Tôi muốn sử dụng toàn bộ kỹ năng và kinh nghiệm của mình có thể bắt kịp và ổn định công việc mới trong thời gian ngắn nhất, hoàn thành thật tốt công việc và hoà đồng với đồng nghiệp".

"Mục tiêu ngắn hạn của tôi là nhanh chóng thích nghi và hoàn thành tốt mọi công việc được giao. Tôi mong muốn có thể cung cấp nhiều giá trị, đóng góp nhiều hơn cho công việc và công ty".

Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn

"Tôi muốn mình có thể nâng cao trình độ trong quá trình làm việc để có thể đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của công ty. Quá trình này có thể khó khăn nhưng tôi luôn sẵn sàng và kiên định để thực hiện nó. Điều này có thể giúp tôi từng bước tiếp cận các vị trí quản lý, lãnh đạo cao hơn. Tôi tự tin rằng mình có thể hoàn thành những mục tiêu này".

Mục tiêu nghề nghiệp 3 - 5 năm

"Trong vòng 3 - 5 năm tới, tôi muốn mình có những đóng góp nhiều hơn cho công việc này để nó ngày càng có vị trí quan trọng trong sự phát triển của công ty. Với sự cố gắng và cố hiến của mình tôi tin rằng tôi sẽ được công ty đánh giá đúng và tín nhiệm để tôi có thể đảm nhiệm vị trí quản lý. Tôi tin mình sẽ hoàn thành được mục tiêu này của mình".

Thứ Hai, 18/11/2024 04:02
33 👨 16.339
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng Công việc