Cách xem chỉ số Last BIOS Time trong Windows 10

UEFI (Unified Extensible Firmware Interface) là interface firmware tiêu chuẩn cho PC, được thiết kế để thay thế BIOS (Basic Input/Output System). Tiêu chuẩn này được tạo ra bởi hơn 140 công ty công nghệ, bao gồm cả Microsoft. Nó được thiết kế để cải thiện khả năng tương tác phần mềm và giải quyết các hạn chế của BIOS.

Task Manager trong Windows 10 hiển thị số liệu Last BIOS time của máy tính trong tab Startup.

Chỉ số Last BIOS time là lượng thời gian tính bằng giây mà firmware UEFI dành để xác định và khởi tạo các thiết bị phần cứng, cũng như chạy power-on self-test (POST) trước khi boot Windows 10, lúc bạn khởi động máy tính.

Chỉ số Last BIOS time sẽ khác nhau đối với mỗi máy tính, nhưng bạn thường có thể điều chỉnh cài đặt firmware UEFI của mình như bên dưới để giúp giảm lượng thời gian này.

  • Bật tính năng khởi động nhanh (Fast Boot) nếu có.
  • Tắt hiển thị logo khi khởi động hoặc thay đổi thời gian trễ để hạ thấp thời gian hiển thị logo.
  • Thay đổi thứ tự boot thiết bị để xóa bất kỳ (các) thiết bị chậm nào bạn không sử dụng.
  • Vô hiệu hóa khởi động mạng nếu không cần thiết.
  • Vô hiệu hóa các tiến trình power-on self test (POST), ví dụ: kiểm tra bộ nhớ mà bạn không muốn.
  • Vô hiệu hóa mọi cổng hoặc bộ điều khiển phần cứng (ví dụ: PS/2, FireWire, USB, v.v...) mà bạn không sử dụng.
  • Nâng cấp phiên bản phần firmware có thể cải thiện thời gian nếu bản cập nhật giải quyết bất kỳ vấn đề phần cứng nào.

Hướng dẫn này sẽ chỉ cho bạn cách xem chỉ số Last BIOS time và biết được BIOS của PC (UEFI Firmware) mất bao nhiêu giây để kết thúc khởi việc tạo khi khởi động, trước lúc boot Windows 10.

Đây là cách thực hiện:

1. Mở Task Manager (Ctrl+Shift+Esc) trong chế độ xem chi tiết hơn.

2. Nhấn vào tab Startup trong Task Manager.

3. Nhìn để xem nó hiển thị bao nhiêu giây cho chỉ số Last BIOS time ở góc trên cùng bên phải.

Chỉ số Last BIOS time ở góc trên cùng bên phải
Chỉ số Last BIOS time ở góc trên cùng bên phải

Nếu Last BIOS time trống, điều đó có nghĩa là firmware UEFI của bo mạch chủ không cung cấp thông tin này để Windows hiển thị (có thể do không được hỗ trợ).

Thứ Sáu, 07/02/2020 14:20
52 👨 1.432
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Windows 10