Nếu có một máy chủ Linux không nằm gần vị trí hiện tại, người dùng sẽ cần kết nối với nó từ xa. Người dùng có thể sử dụng máy chủ đó để lưu trữ web, sao lưu, v.v... Không có nghi ngờ gì nữa, kết nối từ xa là phương pháp vô cùng tiện dụng.
Trong hầu hết mọi tình huống, người dùng sẽ kết nối từ một máy tính khác. Tuy nhiên, nếu không có quyền truy cập vào máy tính, người dùng có thể sử dụng thiết bị Android thay thế. Thật may mắn là việc kết nối từ một thiết bị Android có thể thực hiện được khá dễ dàng. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Cách kết nối Linux server từ thiết bị Android
Lưu ý trước khi bắt đầu
Trước khi bắt đầu kết nối với máy chủ từ thiết bị Android, người dùng nên xem xét điều đó ảnh hưởng đến khả năng bảo mật như thế nào. Kết nối từ Android không phải là không an toàn, nhưng phương pháp nào cũng có những rủi ro nhất định. Đấy là còn chưa xét đến các lỗ hổng ngoài ý muốn như Heartbleed đã gây ra rắc rối lớn vài năm trước.
Cho dù có kết nối từ Android hay không, đảm bảo an toàn cho máy chủ vẫn là ưu tiên hàng đầu.
Thiết lập máy chủ
Một trong những cách phổ biến và an toàn nhất để kết nối với máy chủ là SSH hoặc Secure Shell. Nếu chưa thực hiện điều này, bạn nên cài đặt OpenSSH, bao gồm SFTP (Secure FTP). Cài đặt và cấu hình SSH rất dễ dàng. Vui lòng tham khảo bài viết: Cách quản lý từ xa một Linux server bằng SSH để biết thêm chi tiết.
Thiết lập thiết bị Android
Cả SSH và SFTP đều sử dụng bàn phím khá nhiều, vì vậy bạn nên xem xét sử dụng bàn phím Bluetooth với thiết bị của mình. Có rất nhiều bàn phím Bluetooth tương thích với Android có sẵn và nhiều bàn phím trong số này có giá rất phải chăng. Ngoài ra, nếu không có bàn phím ngoài, người dùng có thể cài đặt và sử dụng ứng dụng Hacker’s keyboard.
Tiếp theo, cần phải có ứng dụng SSH để kết nối với máy chủ từ Android, bạn có thể chọn JuiceSSH và Termius.
JuiceSSH
JuiceSSH.com hỗ trợ bàn phím Bluetooth và cung cấp nhiều tùy chọn. Phiên bản cơ sở của ứng dụng hỗ trợ tính năng xác thực hai yếu tố, plugin tùy chọn và nén ZLib trên các kết nối SSH. Nâng cấp lên phiên bản Pro sẽ thêm nhiều color scheme (bảng màu), tự động sao lưu các kết nối và một tiện ích tiện dụng. Ứng dụng có sẵn miễn phí trên Google Play Store.
Termius
Termius là một lựa chọn phổ biến khác. Ngoài SSH, ứng dụng này cũng hỗ trợ SFTP. Nếu thường xuyên cần tải file từ thiết bị Android lên máy chủ thì điều này rất tiện lợi. Phiên bản miễn phí của ứng dụng có sẵn trên Google Play, bao gồm hầu hết các tính năng cần thiết. Thật không may, tính năng hỗ trợ SFTP chỉ được bao gồm trong phiên bản Premium, có giá $59,88/năm (1.391.000VND).
Kết nối với máy chủ
Để kết nối với máy chủ, bạn cần có tên người dùng và mật khẩu hoặc private key SSH. Sử dụng tên người dùng và mật khẩu dễ dàng hơn nhưng cũng kém an toàn hơn nhiều so với private key SSH. Để sử dụng những ứng dụng này với ứng dụng SSH Android đã lựa chọn, người dùng cần sao chép private key vào thiết bị. Một trong những cách dễ nhất để làm điều này là lưu key trong trình quản lý mật khẩu như 1Password hoặc LastPass, sau đó sao chép và dán nó vào điện thoại Android.
Xác định địa chỉ IP
Khi đã nhập key, tất cả những gì bạn cần là địa chỉ IP máy chủ. Có nhiều cách để xác định điều này. Trước tiên, người dùng cần biết địa chỉ IP nào mình đang tìm kiếm.
Nếu máy chủ là máy chủ web hoặc máy chủ từ xa, đến từ một service như Linode hoặc DigitalOcean, người dùng sẽ cần địa chỉ IP Private của máy chủ. Một cách đơn giản là nhập lệnh curl ifconfig.me trong cửa sổ terminal trên máy chủ. Phương pháp này sử dụng một trang web để lấy địa chỉ IP Private.
Nếu kết nối với một máy chủ trong nhà, người dùng sẽ cần địa chỉ IP Private. Một cách đơn giản để xác định điều này là gõ lệnh ifconfig | grep inet. Một vài dòng văn bản sẽ xuất hiện. Một trong số này sẽ chứa địa chỉ IP, thường ở định dạng 192.168. *. *.
Khi đã có private key và địa chỉ IP, người dùng có thể sử dụng thông tin này để kết nối với máy chủ Linux từ thiết bị Android.
Chúc bạn thành công!
Xem thêm: