Sống trong thế giới số, thứ chúng ta nhận được từ nó là sự tiện lợi. Tuy nhiên, đôi khi chúng lại gây ra cho ta một số bất lợi như mất danh mục các tệp tin mà bạn vừa mới thiếp lập cẩn thận xong? Ảnh của bạn không còn lưu trữ trong album, nhạc của bạn không còn trong thư mục. Hồi phục máy tính hoặc ổ đĩa bị lỗi hoàn toàn có thể là một nỗi đau thực sự nếu bạn không thực hiện các bước phòng ngừa.
Trong khi một số người chỉ cần kéo thả các tập tin lên ổ cứng là đã an tâm thì với những người khác lại cần một bản sao kỹ lưỡng hơn - bản sao lưu toàn bộ mọi thứ được tổ chức và cập nhật bao gồm cả hệ điều hành của bạn. Bạn nên sao lưu trên hai địa điểm riêng biệt như lưu trữ đám mây và ổ đĩa ngoài. Điều này bảo vệ bạn khỏi các mối đe dọa kể cả lửa hay lũ.
Windows 10 được tích hợp sẵn nhiều công cụ sao lưu và phục hồi để người dùng có thể lựa chọn, khai thác và sử dụng cho mục đích bảo vệ dữ liệu và hệ thống của mình an toàn. Microsoft đã mang trở lại công cụ sao lưu Windows Backup từng bị “gỡ bỏ” trên Windows 8.1, chức năng File History cũng được giữ nguyên và một số tùy chọn sao lưu trên mây và khôi phục hệ thống khác trong những trường hợp quan trọng.
1. File History
File History là tính năng sao lưu hữu ích được tích hợp và giới thiệu đầu tiên trên Windows 8, và công cụ này lại xuất hiện trở lại trên Windows 10. Công cụ vẫn được xem là lựa chọn hữu ích cho việc sao lưu. Và vì thế mà File History được tích hợp trên cả Settings và Control Panel, trong khi đó tính năng Backup (sao lưu) của Windows 7 chỉ có sẵn trên Control Panel.
Tuy nhiên bên cạnh đó File History cũng có điểm hạn chế, đó là công cụ chỉ sao lưu các tập tin, dữ liệu của người dùng trên máy tính chứ không thể sao lưu và khôi phục toàn bộ hệ điều hành. Bạn có thể thêm ổ đĩa hoặc các thư mục muốn sao lưu để đảm bảo an toàn cho các dữ liệu quan trọng.
Sau khi hoàn tất, Windows sẽ tự động tạo ra các bản sao lưu, copy các tập tin và dữ liệu của bạn. Và bạn có thể sử dụng các bản sao lưu này đẻ khôi phục lại tất cả các tập tin, dữ liệu nếu chẳng may có lỡ tay xóa mất. Bạn cũng có thể khôi phục hàng loạt hoặc chỉ khôi phục một hoặc một vài tập tin, thư mục được chỉ định.
Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm cách sử dụng File History để sao lưu, khôi phục dữ liệu tại đây.
2. Backup and Restore (Windows 7)
Chức năng Backup and Restore trên Windows 7 cũng được Microsoft tích hợp vào Windows 10. Mặc dù công cụ này cũng xuất hiện trên Windows 8 nhưng đến Windows 8.1 thì đã bị gõ bỏ. Backup and Restore còn được biết đến với tên gọi là Windows Backup.
Công cụ này cho phép bạn sử dụng bản sao lưu cũ từ hệ điều hành Windows 7 sang máy tính sử dụng Windows 10. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng để sao lưu máy tính Windows 10 tương tự như cách mà bạn sao lưu trên máy tính Windows 7.
Không giống như giải pháp sao lưu Fle History, bạn có thể sử dụng Backup and Restore để dễ dàng tạo ra một bản sao lưu tất cả mọi thứ trên ổ cứng của mình.
Bạn có thể tìm công cụ Backup and Restore từ Control Panel của Windows 10 hoặc gõ từ khóa tìm kiếm “backup”, sau đó nhấn chọn Setup backup để bắt đầu thiết lập việc sao lưu.
3. OneDrive
Thực ra OneDrive được biết đến là giải pháp lưu trữ đám mây thì đúng hơn là giải pháp sao lưu dữ liệu. Các tập tin lưu trữ trên OneDrive sẽ được lưu trữ vào tài khoản OneDrive trực tuyến của bạn, do đó bạn có thể truy cập các tập tin ở bất kỳ nơi đâu và trên bất kỳ một thiết bị nào.
Nếu làm mới Windows, hay sử dụng Windows trên một thiết bị khác, bạn chỉ cần đăng nhập vào tài khoản Microsoft và tất cả các tập tin OneDrive của bạn sẽ có sẵn trong File Explorer.
4. Chức năng Reset This PC
Chức năng Reset This PC là tính năng làm sạch hệ điều hành và đưa Windows về trạng thái thiết lập mặc đinh ban đầu để sử dụng nếu chẳng may bị lỗi.
Tính năng này cũng là lựa chọn cần thiết để bạn không bao giờ phải cài đặt lại Windows từ đầu bằng cách sử dụng một ổ đĩa DVD hoặc ổ USB. Chỉ cần reset lại máy tính của bạn và tất cả mọi thứ sẽ trở về trạng thái thiết lập mặc định ban đầu.
Trên Windows 8 người dùng có các tùy chọn là Refresh this PC và Reset this PC. Trên Windows 10 thì chỉ có một tùy chọn duy nhất đó là Reset this PC. Chỉ cần mở ứng dụng Settings, sau đó chọn Update & security => Recovery và click chọn nút Get Started nằm dưới mục Reset this PC.
Nếu muốn làm mới Windows và giữ lại các dữ liệu, ứng dụng, thiết lập thì bạn chọn Keep my files. Nếu muốn làm mới Windows hoàn toàn thì bạn chọn Remove everything.
5. System Image Backups
Microsoft đã giấu tính năng này trong phiên bản đầu tiên của Windows 8.1, nhưng hãng đã phải “mang trở lại” tính năng sau khi nhận được những phản hồi kịch liệt từ người dùng, và do đó tính năng vẫn tồn tại trên Windows 10.
Bạn có thể tìm thấy tính năng này bằng cách mở Control Panel và tìm Backup and Restore (trên Windows 7). Chỉ cần click chọn “Create a system image” ở góc bên trái cửa sổ hoặc mở bảng điều khiển File History và chọn “System Image” trên thanh sidebar.
Không giống như các phương pháp đã đề cập ở trên, System Image Backups cho phép bạn tạo ra một file ảnh cho toàn bộ hệ thống Windows hiện tại, bao gồm cả hệ điều hành, các chương trình cài đặt, thiết lập và các tập tin người dùng.
Bản sao lưu này có thể được lưu trữ trên một ổ cứng gắn ngoài, chép ra đĩa DVD, hoặc trên ổ lưu trữ mạng.
Thực tế thì người dùng không nên sử dụng tính năng này. Lí dó là bởi vì chúng ta có thể sử dụng tính năng Reset this PC để khôi phục lại hệ điều hành về trạng thái mặc định ban đầu và khôi phục các tập tin cá nhân, cài đặt lại tất cả các chương trình bằng tay. Điều này sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều không gian lưu trữ bản sao lưu.
Tuy nhiên tính năng này vẫn được tích hợp và vẫn được xem là hữu ích nếu bạn muốn tạo ra một bản sao lưu hình ảnh hệ thống mà không cần đến sự hỗ trợ của các công cụ thứ ba như Norton Ghost hay Acronis TrueImage.
6. Các tùy chọn nâng cao (advanced options)
Các tùy chọn nâng cao được tích hợp trên Windows 10 cũng tương tự như trên Windows 8. Để truy cập các tùy chọn nâng cao, đầu tiên mở ứng dụng Settings => Update & security => Recovery rồi click chọn Restart now ở dưới mục Advanced startup. Ngoài ra bạn cũng có thể nhấn nút Shift khi chọn Restart trên Start Menu.
Từ đây, bạn có thể khôi phục lại Windows từ một file hình ảnh hệ thống mà bạn đã tạo, sử dụng công cụ khôi phục lại hệ thống để sửa lỗi và thực hiện các công việc bảo dưỡng hệ thống khác.
Nếu đang chạy phiên bản Preview của Windows, Menu này sẽ cho phép bạn khôi phục lại phiên bản build trước đó trong trường hợp nếu phiên bản build hiện tại không khởi động được, hoặc hoạt động không đúng cách. Ngoài ra Menu này cũng xuất hiện khi máy tính Windows 10 của bạn không thể khởi động lại được.
7. Recovery Drive Creator
Bạn cũng có thể tạo một USB khôi phục hệ thống, cho phép bạn có thể truy cập các tùy chọn nâng cao, ngay cả khi trình Settings trong Windows 10 hoàn toàn bị “hư hỏng” và bạn không thể truy cập vào menu này.
Để làm được điều này, bạn mở Control Panel sau đó gõ vào khung Search từ khóa "Recovey". Click chọn biểu tượng Recovery và bạn sẽ nhìn thấy danh sách các công cụ khôi phục nâng cao. Click chọn Create a recovery drive để tạo một ổ USB khôi phục.
Ngoài ra bạn có thể nhập RecoveryDrive.exe vào khung Search trên Start Menu rồi nhấn Enter để truy cập công cụ trực tiếp.
Khởi động từ ổ đĩa mà bạn đã tạo ra để truy cập các công cụ phục hồi nếu Windows 10 không cho phép bạn truy cập nó theo cách thông thường.
Windows 10 không còn cung cấp một phân vùng phục hồi riêng biệt, do đó công cụ này sẽ không cho phép bạn loại bỏ các phân vùng phục hồi từ máy tính của bạn nữa.
8. Sử dụng một dịch vụ sao lưu dự phòng
Sử dụng dịch vụ sao lưu trực tuyến như IDrive hoặc CrashPlan về lâu dài sẽ tốn kém hơn một ổ cứng ngoài nhưng các dịch vụ này cũng giúp bạn yên tâm khi xảy ra cháy, lũ lụt hoặc các tình huống khác mà bản sao lưu của bạn có thể bị phá hủy hoàn toàn.
Các dịch vụ này thường có một ứng dụng được cài đặt trên máy tính của bạn, nó quét các tập tin cần được bảo vệ (như các tập tin hệ thống và các tài liệu quan trọng), mã hóa chúng và sau đó gửi chúng tới lưu trữ trên đám mây để cất giữ cẩn thận. Bạn có thể thường xuyên tạo các hình ảnh của hệ thống để giữ an toàn trong trường hợp bị lỗi toàn bị.
Nhiều công ty sao lưu trực tuyến thực sự sẽ gửi cho bạn một ổ đĩa chứa dữ liệu mã hóa của bạn trong trường hợp xấu xảy ra. Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập trực tuyến và đồng bộ các tập tin - một số thậm chí có tính năng tích hợp File Explorer. Nếu bạn đang lo lắng về các tình huống bên ngoài làm hỏng bản sao lưu của máy tính, bạn nên cân nhắc tới các dịch vụ sao lưu trực tuyến.
9. Thiết lập hệ thống NAS
Network Attached Store (NAS) là nhóm ổ đĩa (bạn có thể thấy NAS ổ đĩa đơn) được kết nối thông qua mạng. Bất cứ người dùng trên mạng có thể truy cập vào NAS. Với tính năng trên, chúng phù hợp cho việc sao lưu nhiều máy tính trong cùng một lúc hoặc cho những ai muốn tạo máy chủ phương tiện truyền thông tại nhà.
Phụ thuộc vào NAS sử dụng, bạn có thể tạo một hệ thống RAID sẽ giữ lại các file sao lưu ngay khi trường hợp xấu xảy ra với PC của bạn và trong NAS. Với phương pháp này giống như tạo ra bộ lưu trữ đám mây của riêng bạn trong nhà tuy nhiên nó sẽ có xu hướng rẻ hơn theo thời gian. Mặc dù hệ thống NAS đang trở nên dễ sử dụng hơn nhưng chúng có thể phù hợp nhất cho những người có kinh nghiệm lâu năm trong máy tính.
Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:
Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ!