Sự khác nhau giữa các thiết bị Apple Bypass và Unlock

Bypass và Unlock là hai cụm từ khá quen thuộc với những ai sử dụng thiết bị Apple, nhất là iPhone và iPad. Mặc dù iPhone, iPad hay thậm chí iPod đều có mức giá không rẻ nhưng tiền nào của nấy, giá tiền tỉ lệ thuận với chất lượng và các sản phẩm này quả thật rất đáng tin cậy. Đó là lý do tại người ta thường tìm cách mua những máy đã qua sử dụng hay thậm chí bị đánh cắp, vì chúng rẻ hơn rất nhiều so với thiết bị mới. Tuy nhiên, trong những trường hợp như này, khả năng máy bị khóa là khá cao.

iPhone, iPad Unlock và Bypass

Unlock

Unlock là quá trình “gỡ nút” cho điện thoại di động từ nhà sản xuất, cho phép thiết bị hoạt động với thẻ SIM của bất kỳ nhà mạng nào. Quá trình unlock là rất cần thiết nếu bạn mua iPhone từ của một nhà sản xuất điện thoại nhưng lại sử dụng thẻ SIM của nhà cung cấp khác (tình trạng này hay xảy ra ở Mỹ).

IMEI là con số kích hoạt của mỗi iPhone đã bán ra trên Apple server. Chỉ có nhân viên của Apple và các nhà sản xuất điện thoại có hợp đồng đại diện với Apple để bán iPhone lock mới có thể truy cập vào nguồn dữ liệu IMEI này.

Khi bật chiếc iPhone lên lần đầu tiên, khi đang khôi phục firmware hoặc khi cập nhật, thiết bị sẽ gửi đi mã kích hoạt. iTunes gửi nhiều định danh phần cứng tới server kích hoạt của Apple. Server này tìm iPhone của bạn trong danh sách dữ liệu và gửi trả lại mã kích hoạt, được mã hóa trong hướng dẫn của iTunes cho phép iPhone được mở khóa cho một hoặc nhiều nhà mạng.

Bypass

Bypass là gì? Đây có phải quá trình giống như unlock? Rất tiếc phải nói rằng đây là hai thứ hoàn toàn khác nhau. Khi bạn mở khóa một vài hạn chế, bạn đã loại bỏ chúng hoàn toàn. Những hạn chế này sẽ không xuất hiện thêm lần nào nữa. Nhưng khi bạn chỉ thực hiện bypass, ví dụ như cấu hình MDM, bạn chỉ đi đường vòng để vượt qua hạn chế chứ không phải xóa chúng hoàn toàn trên thiết bị.

Hãy tưởng tượng như việc bạn đang nhổ một ngọn cỏ. Bạn có thể nhổ hết cả rễ, không để lại gì thì đây là quá trình unlock. Còn nếu bạn nhỏ mà vẫn để lại gốc rễ của ngọn cỏ đó thì đây là quá trình bypass.

Điều này không có nghĩa bypass hoàn toàn vô dụng. Trong một số trường hợp, bạn không thể nào unlock được máy và chỉ có bypass mới có thể cứu được thiết bị của bạn.

Cách tránh mua phải iPhone hoặc iPad bị khóa

Như đã đề cập bên trên, thị trường mua bán sản phẩm Apple hiện nay khá hỗn loạn. Rủi ro mua phải một chiếc iPhone bị khóa là rất cao. Vậy làm cách nào để tránh mua phải những thiết bị như này?

Trước khi quyết định mua sản phẩm, hãy kiểm tra IMEI của thiết bị. Đây là một dãy 15 số, mỗi máy có một mã IMEI riêng.

Để tìm được IMEI của máy, nhấn *#06#. Mã IMEI sẽ ngay lập tức xuất hiện trên màn hình. Mã trên màn hình cần phải khớp với mã được in ở hộp, trong thẻ bảo hành và phần đằng sau máy.

Mã IMEI trên máy
Mã IMEI trên máy

Bạn nên bảo người bán cung cấp mã IMEI của thiết bị và kiểm tra tại https://imei.tools/. Dùng công cụ này, bạn sẽ nhận được IMEI Checker Report bao gồm những thông tin sau về thiết bị:

  • Thiết bị có nằm trong danh sách đen không?
  • Nhà sản xuất và tên sản phẩm của iPhone, iPad, iPod, Apple Watch.
  • Thiết bị có bị báo cáo là mất hay bị đánh cắp hay không?
  • Ngày mua thiết bị
  • Chi tiết về nhà cung cấp dịch vụ ban đầu của iPhone
  • Thiết bị có còn bảo hành không?
  • Vùng hoặc quốc gia mua thiết bị
  • Tình trạng SIM hiện tại
  • Ngày kích hoạt ban đầu
  • Tình trạng Find My iPhone

Với tất cả những thông tin trên, nếu không có vấn đề gì thì quyết định mua máy hay không nằm ở bạn. Hãy cẩn thận đừng bị lừa.

Thứ Năm, 07/01/2021 08:03
3,76 👨 6.592
0 Bình luận
Sắp xếp theo