Những sai lầm hay mắc phải khi mua thẻ MicroSD

Với nhu cầu sử dụng ngày càng cao như hiện nay thì ngoài bộ nhớ trong trên mỗi thiết bị, người dùng vẫn thường mua thêm thẻ nhớ MicroSD gắn ngoài nhằm phục vụ mục đích lưu trữ, sao chép dữ liệu. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thẻ nhớ khác nhau, trong đó không ít là hàng giả, kém chất lượng.

Do đó, người cần có kiến thức để tự bảo vệ mình để tránh mất tiền mà vẫn hỏng việc. Hôm nay, Quản Trị Mạng xin mách các bạn một số sai lầm hay mắc phải khi mua thẻ nhớ.

Định dạng thẻ không thích hợp

Tất cả các loại thẻ Micro-SD đều lắp vừa với khe cắm thẻ Micro-SD nhưng có thể chúng không sử dụng được. Lý do là bởi hiện có 3 định dạng thẻ khác nhau là microSD, microSDHCmicroSDXC. Cần lưu ý là các định dạng thẻ ra sau không tương thích ngược nên bạn sẽ không thể sử dụng các thẻ nhớ mới trên những phần cứng chỉ hỗ trợ định dạng cũ.

Dưới đây là sự khác nhau giữa 3 định dạng:

  • microSD: có dung lượng tối đa tới 2 GB và có thể sử dụng với mọi khe cắm thẻ microSD.
  • microSDHC: có dung lượng từ hơn 2 GB đến tối đa 32 GB và có thể sử dụng trong phần cứng hỗ trợ SDHC và SDXC.
  • microSDXC: có dung lượng từ hơn 32GB đến tối đa 2 TB (hiện tại thì thẻ microSDXC lớn nhất mới có dung lượng 512 GB) và chỉ có thể sử dụng trong các thiết bị hỗ trợ SDXC.

Định dạng thẻ không thích hợp

Ngoài việc kiểm tra định dạng thẻ có tương thích với phần cứng hay không thì bạn cần kiểm tra một vài chi tiết khác nữa.

Dung lượng thẻ nhớ tối đa: Phần cứng hỗ trợ khe cắm microSDXC sẽ không nghiễm nhiên hỗ trợ mọi dung lượng. Chẳng hạn chiếc HTC One M9 chính thức hỗ trợ thẻ tối đa 128GB và có thể không hoạt động với những thẻ có dung lượng lớn hơn.

Và nếu bạn có dự định dùng thẻ nhớ cho máy tính để copy dữ liệu thì cũng nên để ý xem máy tính có hỗ trợ hệ thống file mà thẻ được định dạng hay không. Các thẻ MicroSDXC hiện nay sử dụng hệ thống file exFAT theo mặc định. Hệ điều hành Windows đã hệ thống hệ thống này từ chục năm nay nhưng OS X mới chỉ hỗ trợ từ phiên bản 10.6.5 (Snow Leopard) trở lại đây.

Công nghệ UHS (Ultra High Speed – tốc độ siêu cao): Hai định dạng SDHC và SDXC có thể hỗ trợ công nghệ Ultra High Speed (UHS) cho phép truyền dữ liệu với tốc độ nhanh hơn. UHS hiện có hai phiên bản là UHS-I (với tốc độ tới 104 MBps) và UHS-II (tốc độ lên tới 312 MBps). Để tận dụng được hiệu năng của UHS thì phần cứng của bạn cũng cần hỗ trợ công nghệ này. Các thẻ nhớ UHS vẫn hoạt động với khe cắm không hỗ trợ UHS nhưng tốc độ truyền dữ liệu bị giảm còn 25 MBps.

Xác định sai tốc độ thẻ

Bên cạnh định dạng và khả năng tương thích, việc xác định tốc độ thẻ Micro-SD cũng cần hết sức chú ý. Thẻ nhớ hiện có 4 cấp tốc độ khác nhau, được gọi đơn giản là các Class gồm Class 2, 4, 6 và 10. Mỗi mức Class thể hiện tốc độ ghi tối thiểu của thẻ nhớ theo đơn vị megabyte/giây (MBps).

Cụ thể:

  • Class 2: có tốc độ tối thiểu 2 MBps.
  • Class 4: có tốc độ tối thiểu 4 MBps.
  • Class 6: có tốc độ tối thiểu 6 MBps.
  • Class 10: có tốc độ tối thiểu 10 MBps.

Xác định sai tốc độ thẻ

Việc phân chia Class này giúp bạn xác định mua thẻ nào phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Ngoài các cấp tốc độ trên, các thẻ hỗ trợ UHS cũng có 2 cấp tốc độ là U1 (tốc độ ghi tối thiểu là 10 MBps) và U3 (tốc độ ghi tối thiểu là 30 MBps). Bên cạnh đó, nhiều nhà sản xuất đưa thêm cả tốc độ theo đánh giá của nhà sản xuất (rated speed) và tốc độ tương đối (relative speed).

Tốc độ tương đối thường được biểu thị bằng con số như 100X, 300X hay 1.000X... tương tự như thời đĩa CD. Tốc độ truyền dữ liệu của đĩa CD ban đầu là 150 KBps. Khi công nghệ CD phát triển, các nhà sản xuất quảng bá sản phẩm của họ có tốc độ 2x, 4x, 16x, 52x..., thể hiện tốc độ của đĩa CD. Thẻ Micro-SD cũng được ghi nhãn theo cách đó. Các thẻ được ghi là 100x nghĩa là nó đạt tốc độ 100 x 150 KBps, tương đương 15 MBps. Tuy nhiên, cũng lưu ý đây là tốc độ đạt được ở những điều kiện lý tưởng, không có ý nghĩa như tốc độ tối thiểu Class 2, 4, 6 hay 10.

UHS Speed Class

UHS Speed Class

Loại tốc độ UHS hiển thị tốc độ ghi tối thiểu cho thẻ nhớ microSD hỗ trợ tốc độ bus UHS-I, II và III. Bài viết liệt kê nó dưới dạng một danh mục riêng vì một số nhà sản xuất liệt kê cả hai loại trên thẻ của họ. Hai UHS Speed Class là:

  • U1: tốc độ ghi tối thiểu 10MBps
  • U3: tốc độ ghi tối thiểu 30MBps

Application Performance Class

Application Performance Class

Application Performance Class chỉ định tốc độ ghi duy trì tối thiểu là 10MBps, cùng với tốc độ đọc và ghi ngẫu nhiên tối thiểu được đo trong hoạt động đầu vào và đầu ra mỗi giây (IOPS). Điều này đảm bảo mức hiệu suất có thể chấp nhận được khi lưu trữ và chạy các ứng dụng Android trên thẻ của bạn.

Có hai class:

  • A1: tốc độ đọc ngẫu nhiên tối thiểu 1500IOPS; tốc độ ghi ngẫu nhiên 500IOPS
  • A2: tốc độ đọc ngẫu nhiên tối thiểu 4000IOPS; tốc độ ghi ngẫu nhiên 200IOPS

Application Performance Class là thứ bạn có thể xem xét khi định cài đặt ứng dụng Android trên các loại thẻ nhớ microSD khác nhau. Tuy nhiên, đó không phải là điều cần thiết vì thẻ SD không có xếp hạng A vẫn có thể hoạt động bình thường.

Video Speed Class

Video Speed Class đặt tốc độ ghi tuần tự tối thiểu, điều này rất cần thiết khi quay video. Độ phân giải video của bạn càng cao thì tốc độ bạn cần càng nhanh. Có 5 class cho video:

  • V6: tốc độ ghi tối thiểu 6MBps
  • V10: tốc độ ghi tối thiểu 10MBps
  • V30: tốc độ ghi tối thiểu 30MBps
  • V60: tốc độ ghi tối thiểu 60MBps
  • V90: tốc độ ghi tối thiểu 90MBps

Tốc độ định mức

Mặc dù nhìn chung có thể an toàn khi cho rằng Speed Class cao hơn tương ứng với hiệu suất toàn diện nhanh hơn và thẻ UHS sẽ nhanh hơn, nhưng một số nhà sản xuất cũng đưa ra tốc độ tối đa cho sản phẩm của họ.

Các tốc độ này tính bằng megabyte trên giây và giúp bạn chọn thẻ nhớ microSD nhanh nhất tuyệt đối. Tuy nhiên, tốc độ dựa trên các thử nghiệm của nhà sản xuất, vì vậy, chúng có thể đại diện cho tình huống tốt nhất thay vì hiệu suất trong thế giới thực.

Trong thực tế, các yếu tố bên ngoài khác sẽ ảnh hưởng đến tốc độ đọc và ghi. Ví dụ, nếu bạn đang sao chép file vào PC, thông số kỹ thuật của PC, thậm chí cả cáp USB bạn đang sử dụng, sẽ đóng một vai trò nào đó.

Tốc độ tương đối

Một cách khác mà các nhà sản xuất thể hiện tốc độ thẻ nhớ microSD của họ là quay ngược lại thời ghi đĩa CD cũ.

Tốc độ truyền ban đầu cho đĩa CD là 150KBps. Khi công nghệ được cải thiện, các nhà sản xuất thẻ microSD sẽ dần dần quảng cáo thẻ microSD của mình nhanh hơn gấp 2, 4, 16 lần, v.v..., cho thấy chúng nhanh hơn bao nhiêu lần so với thẻ trước đó.

Đôi khi, bạn vẫn sẽ thấy các thẻ nhớ microSD được dán nhãn tương ứng, mặc dù mức độ đang giảm dần. Khi thẻ được mô tả là 100x, điều đó có nghĩa là 100 x 150KBps, tức là 15MBps.

Thẻ không hợp với nhu cầu sử dụng

Khi mua thẻ Micro-SD, việc quan trọng nữa là lựa chọn thẻ phù hợp với nhu cầu sử dụng. Điều này nghĩa là bạn cần tìm thẻ đủ lớn và đủ nhanh với nhu cầu của mình, chứ không nhất thiết phải là lớn nhất và nhanh nhất. Các thẻ UHS-II U3 dung lượng cao hiện nay có giá rất đắt nhưng không phải lúc nào cũng phát huy hết sức mạnh với mọi nhu cầu.

Nếu bạn định dùng thẻ Micro-SD để tăng dung lượng lưu trữ cho điện thoại thì nên chú ý chọn dung lượng cao. Trong khi đó, tốc độ không phải là thứ cần ưu tiên nhiều bởi bình thường bạn sẽ không phải thường xuyên cop qua lại các file lớn trên điện thoại. Song cũng có một ngoại lệ là nếu bạn đang dùng smartphone đời mới mà lại thích quay phim 4K thì nên lựa chọn thẻ Micro-SD đáp ứng cả hai yếu tố là dung lượng lớn và tốc độ nhanh.

Thẻ không hợp nhu cầu sử dụng

Panasonic khuyến nghị tốc độ UHS Speed Class 3 (U3) cho quay phim 4K. Với phim full HD, hãng này khuyến nghị dùng Class 10 hoặc Class 6. Nếu tốc độ ghi của thẻ quá chậm, nó sẽ làm giảm tốc độ khung hình của video qua đó làm chất lượng phim thu được.

Với chụp ảnh, một số người thích mua nhiều thẻ nhỏ thay vì mua một thẻ to để giảm thiểu nguy cơ mất ảnh trong trường chẳng may thẻ hỏng. Nếu dự định chụp nhiều ảnh RAW, mỗi ảnh khoảng 20MB hoặc lớn hơn, bạn nên chọn thẻ có tốc độ U1 hoặc U3 (yêu cầu định dạng tối thiểu là SDHC).

Mua phải hàng fake

Nghe có vẻ như là điều hiển nhiên cần tránh nhưng đáng buồn là thẻ nhái hiện nay tương đối phổ biến, rất dễ mua nhầm. Nếu bạn thấy thẻ nhớ từ các hãng thương hiệu lại có giá rất hời ở những nơi bán hàng ít tên tuổi, nhiều khả năng đó là thẻ nhái. Cách đây vài năm, Sandisk cho biết khoảng 1/3 thẻ mang nhãn Sandisk trên thị trường là thẻ nhái và đáng lo ngại là tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm.

Mua phải hàng fake

Các thẻ nhái được cấu hình để hiển thị dung lượng theo bao bì nhưng con số thực tế có thể thấp hơn. Bạn sẽ không nhận ra điều này đến khi thấy thẻ đầy nhanh hơn một cách bất thường. Sử dụng các tiện ích như H2testw cho máy Windows hay F3 cho máy Mac và Linux có thể giúp bạn xác định được thẻ đang dùng là xịn hay nhái.

Phớt lờ yếu tố thương hiệu

Hỏng thẻ không chỉ đơn giản là mất thẻ đó mà chúng còn mang theo cả những dữ liệu lưu trên thẻ và nhiều khi dữ liệu còn đáng giá hơn bản thân chiếc thẻ nhiều. Chính vì vậy, bạn nên chọn sản phẩm từ các hãng có tên tuổi, không nên ham rẻ mà mua từ những thương hiệu vô danh. Sản phẩm từ các hãng tên tuổi thường sẽ có hiệu năng tốt hơn, bền hơn và có khả năng chống sốc, nước... tốt hơn. Hơn nữa, các hãng lớn hiện nay như Lexar, Sandisk và Kingston đều đưa ra chế độ bảo hành trọn đời cho thẻ nhớ đồng thời cung cấp cả phần mềm phục hồi ảnh trong trường hợp thẻ lỗi.

Bỏ qua các thương hiệu uy tín

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Sáu, 07/07/2023 17:29
51 👨 2.728
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ USB - Ổ Flash