Vì sao nên ngừng sử dụng VPN miễn phí ngay lập tức?

VPN miễn phí rất hấp dẫn. Chẳng ai lại muốn trả tiền cho một thứ có thể nhận được miễn phí cả. Nhưng việc sử dụng VPN miễn phí cũng có những nhược điểm. Sẽ có những tổn hại nhất định đến sự an toàn, tính bảo mật, dữ liệu cá nhân của người dùng, và thậm chí là quyền riêng tư, ngay cả khi chúng là các mạng riêng ảo.

Các dịch vụ VPN tốt có trả phí - như ExpressVPN - không làm tiêu tốn quá nhiều tiền mỗi tháng. Hầu hết mọi người có thể chi trả cho mức giá này và chất lượng của các VPN trả phí này cũng tốt hơn nhiều.

Nếu đang suy nghĩ về việc sử dụng VPN miễn phí, bạn nên đọc bài viết này để biết những rủi ro lớn nhất khi sử dụng dịch vụ VPN miễn phí.

1. Theo dõi và bán dữ liệu người dùng

VPN được cho là có công dụng giữ cho người dùng an toàn trong khi trực tuyến. Một trong những công dụng lớn nhất của các VPN là ngăn chặn ISP và các trình theo dõi dữ liệu khác bán dữ liệu người dùng nhằm kiếm lợi nhuận.

Nghe có vẻ rất hấp dẫn đúng không. Bằng cách mã hóa dữ liệu người dùng và định tuyến dữ liệu thông qua các máy chủ VPN, ISP không còn có thể thấy những gì người dùng đang làm trực tuyến nữa. Tuy nhiên, bạn có biết rằng chính công ty VPN lại đang theo dõi việc này không? Đơn giản mà nói thì người dùng đang “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”.

Tất nhiên, hầu hết các dịch vụ VPN trả phí đều không làm điều này. Họ có chính sách bảo mật rộng rãi và luôn khẳng định không bao giờ theo dõi các hoạt động trực tuyến của người dùng.

Nhưng một VPN miễn phí thì sao? Người dùng không thể chắc chắn điều gì vì rốt cuộc, việc lưu trữ và vận hành một mạng VPN với hàng ngàn người dùng rất tốn kém. Trong nhiều trường hợp, người dùng trở thành “nguồn thu nhập chính” của nhà cung cấp. Hãy nhớ rằng, trên đời chẳng có gì là miễn phí cả.

Gần đây, CSIRO đã thực hiện một nghiên cứu về 283 VPN. Nghiên cứu phát hiện ra rằng 75% các ứng dụng VPN miễn phí có chứa một số công cụ theo dõi. Thật đáng sợ đúng không?

Tóm lại, nếu chủ yếu sử dụng VPN với mục đích bảo mật (thay vì chặn địa lý hoặc tải nội dung lậu), không nên sử dụng VPN miễn phí.

2. Thiếu chế tài quản lý

Điểm này được liên kết chặt chẽ với điểm trước. Ở Bắc Mỹ và Châu Âu, các ISP được quản lý chặt chẽ. Họ có thể chỉ huy và bán dữ liệu người dùng, nhưng các giao dịch đó phải minh bạch và người dùng có thể nắm bắt được mọi thông tin.

VPN không hoạt động theo các quy tắc này. Trên thực tế, nhiều nhà cung cấp VPN được đặt tại nước ngoài hoặc những nơi có quy định pháp luật không rõ ràng. Chính yếu tố này khiến việc tìm hiểu và kiểm soát một nhà cung cấp VPN vô cùng khó khăn.

Thiếu chế tài

Người dùng nên tránh những VPN miễn phí có nguồn gốc từ các quốc gia yếu về bảo mật như Trung Quốc và Nga. Có nhiều khả năng chúng đang theo dõi dữ liệu người dùng và sử dụng nó cho mục đích xấu.

VPN miễn phí cung cấp một nguồn cung dồi dào các “nạn nhân” tiềm năng cho bọn tin tặc và tội phạm mạng. Nhiều người dùng sẵn sàng cung cấp thông tin cá nhân trong quá trình đăng ký, khi nhìn thấy từ “free” (miễn phí) trên mạng.

Khi ở trong hệ thống, tất cả lưu lượng truy cập được ghi lại vào tài khoản người dùng. Và những tên tội phạm sẽ có một “bức tranh hoàn chỉnh” về tính cách của một người chỉ trong vài ngày.

3. Địa chỉ IP có thể là một Network Endpoint

Chắc hẳn bạn đọc chưa quên câu chuyện về VPN Hola. Ứng dụng này từng là vua của các VPN miễn phí. Hàng chục ngàn người đã sử dụng nó để ứng phó với các hạn chế truy cập theo địa lý cho đến khi Netflix bắt đầu chặn truy cập VPN.

Nhưng vào giữa năm 2015, mọi thứ đã thay đổi. Một nhóm các chuyên gia phát hiện ra ứng dụng này đang biến người dùng kết nối thành các endpoint (điểm cuối). Nó sử dụng kết nối của người dùng để tăng băng thông mạng và cung cấp một cổng thông tin cho những người dùng khác. Nó cũng bán endpoint của người dùng thông qua một công ty con có tên Luminati.

Endpoint

Quá trình này có vấn đề vì hai lý do. Đầu tiên, địa chỉ IP của người dùng sẽ nằm trên nhật ký máy chủ. Nếu ai đó sử dụng exit node (trạm cuối) của bạn để làm điều gì đó bất hợp pháp, chắc chắn bạn sẽ bị cảnh sát sờ gáy.

Thứ hai, bất kỳ ai truy cập một trang web ở quốc gia của bạn, thông qua exit node của bạn sẽ để lại địa chỉ IP trên các trang web họ truy cập. Điều đó làm mục đích sử dụng VPN ban đầu để tránh bị theo dõi trở nên vô ích.

Hola là một trong số ít các trường hợp được ghi nhận lại. Ai mà biết chắc được còn bao nhiêu nhà cung cấp VPN miễn phí khác đang làm điều tương tự chứ? Bạn có tự tin 100% về đạo đức của nhà cung cấp đang sử dụng không? Tốt nhất vẫn là không nên chấp nhận rủi ro.

4. Ưu tiên lưu lượng truy cập cho quảng cáo

Ngay cả khi nhà cung cấp VPN miễn phí không bán dữ liệu hoặc biến kết nối của bạn thành endpoint, thì họ vẫn phải kiếm tiền. Trong nhiều trường hợp, điều này được thực hiện bằng cách kiếm doanh thu từ quảng cáo.

Điều này chả có gì lạ cả. Đó là cách mà phần lớn các trang web, hay mọi ấn phẩm công nghệ cung cấp nội dung miễn phí cho bạn đọc, tạo ra lợi nhuận.

Nhưng quảng cáo trên các VPN miễn phí có một điểm khác biệt quan trọng. Các nhà cung cấp VPN sử dụng quảng cáo của bên thứ ba duy nhất cho phiên máy chủ proxy của bạn, vì VPN muốn bạn nhấp vào các quảng cáo đó để lưu lượng truy cập của mạng quảng cáo được ưu tiên.

Kết quả là thời gian load trang chậm hơn và trải nghiệm trực tuyến của người dùng không còn “mượt mà” như trước nữa.

5. Rò rỉ địa chỉ IP

Rò rỉ IP

Nói chính xác thì VPN hoạt động giống như một đường hầm bí mật. Tất cả lưu lượng truy cập của người dùng chạy qua “đường hầm” đó để tránh khỏi những con mắt tò mò. Khi xuất hiện trên web mở, không ai có thể biết nó bắt nguồn từ đâu.

Tuy nhiên, nếu sử dụng VPN miễn phí, sự tinh vi của đường hầm sẽ không đạt được đến mức này, thậm chí còn có rất nhiều lỗ hổng tiềm ẩn nữa. Dữ liệu và địa chỉ IP của người dùng có thể bị rò rỉ qua các lỗ hổng đó, và bất cứ ai cũng có thể tiếp cận những thông tin đó.

Quá trình này được gọi là rò rỉ lưu lượng hay rò rỉ DNS. Cả hai địa chỉ IPv4 và IPv6 đều có thể bị lộ.

Một số chuyên gia nói rằng VPN trả phí cũng làm rò rỉ lưu lượng truy cập, nhưng việc này không phổ biến lắm. Trả nhiều tiền hơn, bạn sẽ có một ngôi nhà với chất lượng tốt, còn trả nhiều tiền hơn cho nhà cung cấp VPN thì “đường hầm” bảo mật sẽ đáng tin cậy hơn.

Hy vọng những điều mà bài viết đã đề cập sẽ khiến bạn suy nghĩ kỹ về việc đăng ký sử dụng VPN miễn phí. Tỷ lệ rủi ro cao đến nỗi trong nhiều trường hợp, tốt hơn hết là chẳng nên sử dụng bất cứ VPN miễn phí nào cả. Thay vào đó, chỉ cần gửi tất cả lưu lượng truy cập thông qua ISP.

Nếu bạn đã bị thuyết phục từ bỏ VPN miễn phí, có hai tùy chọn. Bạn có thể đăng ký một dịch vụ trả phí hàng đầu hoặc sử dụng mạng TOR. Mạng TOR thường dành cho những người dùng có nhu cầu đặc biệt, nhưng lại có ít nguy cơ tiềm ẩn phát sinh như VPN miễn phí.

Bạn có sử dụng VPN miễn phí không? Nếu có thì lý do là gì? Điều gì làm cho bạn gắn bó với dịch vụ đó? Hãy để lại ý kiến ​​của bạn trong phần bình luận bên dưới nhé!

Xem thêm:

Thứ Năm, 10/01/2019 17:22
48 👨 10.119
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Giải pháp bảo mật