Hướng dẫn điều chỉnh độ sáng màn hình máy tính thủ công và tự động

Người dùng máy tính thường xuyên thay đổi độ sáng màn hình tùy thuộc vào ánh sáng bên ngoài. Ví dụ, nếu bên ngoài sáng, cần tăng độ sáng màn hình và nếu trong phòng tối cần làm dịu đi để tránh tổn thương mắt. Giảm độ sáng màn hình cũng sẽ tiết kiệm năng lượng và tăng tuổi thọ pin máy tính xách tay.

Ngoài việc tự thay đổi độ sáng màn hình, người dùng có thể thiết lập để Windows tự động điều chỉnh độ sáng màn hình theo nhiều cách. Windows có thể thay đổi dựa trên việc việc cắm sạc, dựa vào lượng pin còn lại, hoặc sử dụng công cụ cảm biến ánh sáng xung quanh được tích hợp trong nhiều thiết bị hiện đại.

Điều chỉnh độ sáng màn hình

Cách điều chỉnh độ sáng thủ công trên máy tính xách tay hoặc máy tính bảng

Trên hầu hết các bàn phím máy tính xách tay, người dùng sẽ tìm thấy phím tắt để chóng tăng và giảm độ sáng màn hình. Thông thường, các phím này nằm trong hàng phím F, từ F1 đến F12. Để điều chỉnh độ sáng màn hình, tìm một biểu tượng tương ứng với độ sáng, thường là biểu trưng mặt trời hoặc tương tự và nhấn phím phím đó.

Đây là các phím chức năng, có nghĩa là bạn phải nhấn và giữ phím Fn trên bàn phím cùng với phím độ sáng màn hình.

Phím độ sáng màn hình

Ngoài ra, người dùng cũng có thể điều chỉnh độ sáng màn hình từ bên trong Windows. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bàn phím không có các phím này hoặc nếu đang sử dụng máy tính bảng.

Trên Windows 10, đọc bài viết Hướng dẫn 4 cách điều chỉnh độ sáng màn hình Windows 10 này để biết cách điều chỉnh độ sáng màn hình nhé.

Nếu đang sử dụng Windows 7 hoặc 8 và không có ứng dụng Settings, tuỳ chọn này có sẵn trong Control Panel. Mở Control Panel, chọn "Hardware and Sound" > "Power Options". Bạn sẽ thấy thanh trượt "Screen brightness" ở cuối cửa sổ Power Plans.

Thay đổi độ sáng màn hình trên thanh trượt

Người dùng Windows, cũng sẽ thấy tùy chọn này trong Windows Mobility Center. Khởi động nó bằng cách kích chuột phải vào nút Start trên Windows 10 và 8.1 và chọn "Mobility Center", hoặc nhấn phím Windows + X trên Windows 7. Thay đổi thanh trượt "Display brightness" trong cửa sổ xuất hiện.

Cửa sổ Windows Mobility Center

Cách điều chỉnh độ sáng thủ công trên một màn hình ngoài

Hầu hết các phương pháp trong bài viết này dành cho máy tính xách tay, máy tính bảng và máy tính cá nhân tất cả trong một. Tuy nhiên, nếu đang sử dụng máy tính để bàn với màn hình ngoài hoặc thậm chí kết nối màn hình bên ngoài với máy tính xách tay hoặc máy tính bảng, bạn sẽ cần điều chỉnh cài đặt màn hình bên ngoài và thường không thể tự động điều chỉnh được.

Tìm nút "độ sáng" trên màn hình và sử dụng chúng để điều chỉnh độ sáng màn hình, cần bấm nút "Menu" hoặc "Options" trước khi có thể truy cập màn hình hiển thị để tăng hoặc giảm độ sáng. Với một số màn hình, cần sử dụng một số ứng dụng như như ScreenBright hoặc Display Tuner để thay đổi độ sáng màn hình mặc dù chúng không hoạt động với tất cả các màn hình.

Cách tự động điều chỉnh độ sáng khi cắm sạc

Người dùng có thể thiết lập mức độ sáng màn hình khác nhau trên máy tính xách tay hoặc máy tính bảng dựa trên việc có cắm vào ổ cắm hay không. Ví dụ, thiết lập mức độ sáng cao khi cắm sạc và mức độ thấp khi sử dụng pin, Windows sẽ tự động điều chỉnh độ sáng cho bạn.

Để thực hiện thao tác này, hãy mở Control Panel, chọn "Hardware and Sound" > "Power Options" và nhấp vào liên kết "Change plan settings" bên cạnh chế độ tiêu thụ đang sử dụng.

Cấu hình độ sáng màn hình khác nhau cho "On battery" và "Plugged in" trong "Adjust plan brightness". Ngoài ra, người dùng có thể thiết lập mức độ sáng màn hình khác nhau các chế độ tiêu thụ điện khác nhau và sử dụng thay đổi nếu thích.

Tự động điều chỉnh độ sáng khi cắm sạc

Cách tự động điều chỉnh độ sáng dựa trên lượng pin còn lại

Người dùng có thể tự động điều chỉnh chỉnh độ sáng màn hình dựa trên mức pin mà máy tính xách tay hoặc máy tính bảng còn lại. Trên Windows 10, sử dụng tính năng Battery Saver bằng cách mở Settings, chọn “System" > "Battery Saver", nhấp hoặc chạm vào liên kết "Battery saver settings".

Đảm bảo bật tùy chọn "Lower screen brightness while in battery saver", sau đó chọn tỷ lệ phần trăm để kích hoạt Battery Saver. Khi Battery Saver kích hoạt ở mức độ đó, nó sẽ làm giảm đèn nền và tiết kiệm điện. Theo mặc định, Battery Saver sẽ khởi động khi pin còn lại 20%.

Tuy nhiên, không có cách nào để điều chỉnh mức độ sáng chính xác mà Battery Saver chọn. Tính năng này cũng được bật một cách thủ công từ biểu tượng pin.

Tự động điều chỉnh độ sáng dựa trên lượng pin còn lại

Cách tự động điều chỉnh độ sáng màn hình dựa theo ánh sáng xung quanh

Nhiều máy tính xách tay và máy tính bảng hiện đại có cảm biến độ sáng xung quanh hoạt động tương tự như điện thoại. Windows có thể sử dụng cảm biến để điều chỉnh độ sáng, tự động tăng độ sáng màn hình khi đang ở trong một khu vực sáng và giảm độ sáng khi ở trong phòng tối.

Điều này rất thuận tiện, nhưng một số người cảm thấy khó chịu. Nó có thể tự động giảm hoặc tăng độ sáng màn hình khi không muốn.

Để bật hoặc tắt tính năng này trên Windows 10, mở ứng dụng Settings, chọn "System" > "Display". Bật hoặc tắt tùy chọn "Change brightness automatically when lighting changes". Lưu ý, chỉ thấy tùy chọn này nếu thiết bị có cảm biến độ sáng xung quanh.

Bật hoặc tắt tùy chọn tự động thay đổi ánh sáng

Ngoài ra, người dùng có thể thay đổi cài đặt này thông qua Control Panel. Mở Control Panel, chọn "Hardware and sound" > "Power Options", click vào "Change plan settings” bên cạnh chế độ tiêu thụ điện đang sử dụng và nhấp vào "Change advanced power settings".

Mở rộng phần "Display" và sau đó mở rộng phần "Enable adaptive brightness". Các tùy chọn ở đây cho phép kiểm soát độ sáng thích nghi được sử dụng khi đang sử dụng pin hoặc cắm sạc.

Thiết lập tùy chọn điện năng

Với những cách trên, người dùng có thể điều chỉnh độ sáng màn hình tự động và thủ công. Việc bật điều chỉnh độ sáng tự động sẽ không ngăn bạn điều chỉnh độ sáng bằng các phím nóng hoặc các tùy chọn trong Windows, do vậy chọn cho mình cách điều chỉnh độ sáng thích hợp nhất nhé.

Thứ Sáu, 24/11/2017 13:35
3,36 👨 54.753
0 Bình luận
Sắp xếp theo
❖
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng