Cách sửa lỗi màn hình xanh 0x7B INACCESSIBLE_BOOT_DEVICE sau khi cập nhật trên Windows 10

Nhiều người dùng gặp phải lỗi dừng hay còn gọi là lỗi màn hình xanh 0x7B INACCESSIBLE_BOOT_DEVICE sau khi sử dụng Windows Updates để cập nhật trên Windows 10/8/7. Microsoft đã đưa ra một số giải pháp giúp người dùng giải quyết vấn đề này.

Lỗi màn hình xanh này xuất phát từ lỗ hổng trạng thái khởi động do driver thiết bị và dữ liệu bị sụp đổ. Đôi khi đó cũng có thể do phần cứng hoặc virus. Do đó, bạn sẽ nhận được thông báo lỗi 0x0000007B trên màn hình xanh chết chóc hoặc lỗi dừng.

Lỗi màn hình xanh

Ngay cả khi Windows gặp vấn đề, bạn vẫn nhận được thông báo "Windows has recovered from an unexpected shutdown" và vấn đề này có thể xảy ra với tất cả phiên bản Windows. Trước khi thực hiện các biện pháp dưới dây, hãy thử khởi động lại máy tính, đôi khi việc khởi động lại đơn giản này có thể khắc phục vấn đề.

1. Thực hiện thay đổi trong trình điều khiển ổ cứng

Nếu gần đây bạn đã thực hiện thay đổi trong trình điều khiển ổ cứng , đây có thể là nguyên nhân dẫn đến lỗi màn hình xanh, vì vậy hãy thực hiện lại các thay đổi này.

Truy cập vào System Restore

  1. Sử dụng System Restore.
  2. Định cấu hình trình điều khiển ổ cứng mới.
  3. Xóa trình điều khiển ổ cứng mới nếu cấu hình lại không hoạt động và không cần dùng đến nó.
  4. Khởi động với chế độ Last Known Good Configuration để hoàn tác registry và khôi phục thay đổi driver.
  5. Trở lại phiên bản trình điều khiển ổ cứng và driver thiết bị trước khi cập nhật driver.

Tất cả những biện pháp này có thể khắc phục hoặc không khắc phục được lỗi màn hình xanh tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra lỗi. Tuy nhiên nếu giải pháp này không hoạt động, ít nhất bạn sẽ biết bộ điều khiển ổ cứng không có phải là nguyên nhân gây ra lỗi.

2. Kiểm tra cài đặt

Đảm bảo ổ cứng được cài đặt đúng, nếu không cài đặt bất cứ thiết bị mới nào gần đây, bỏ qua phương pháp này.

3. Kiểm tra cấu hình BIOS

Đảm bảo ổ cứng đã được cấu hình chính xác trong BIOS.

4. Quét virus

Như đã đề cập ở trên, lỗi dừng này có thể do virus gây ra. Thực hiện quét virus với phần mềm diệt virus tin cậy, đặc biệt người dùng nên kiểm tra phần khởi động và MBR. Nếu phần mềm diệt virus phát hiện ra vấn đề, hãy thực hiện theo các hỗ trợ của phần mềm và khởi động lại máy tính. Người dùng nên cập nhật phần mềm diệt virus và quét máy tính thường xuyên để ngăn chặn sự cố này xảy ra.

5. Cập nhật driver

Driver của trình điều khiển ổ cứng cũ có thể là nguyên nhân gây ra lỗi màn hình xanh, vì vậy hãy cập nhật driver. Đọc bài viết 5 cách cơ bản để update, cập nhật driver cho máy tính để biết cách cập nhật driver trình điều khiển ổ cứng.

6. Thay đổi chế độ trong BIOS

Một số tính năng SATA nâng cao có thể gây ra lỗi này. Thay đổi chế độ SATA (AHCI) sang chế độ IDE (ATA hoặc Compatibility Mode). Trong một số phiên bản cũ hơn, thử xóa CMOS cũng có thể khắc phục được vấn đề.

7. Chạy chkdsk

Nếu phân vùng boot bị hỏng, chạy chkdsk trên ổ cứng sẽ giải quyết được vấn đề. Bạn có thể phải chạy chkdsk từ Recovery Console.

8. Lỗi ổ cứng

Nếu ổ cứng bị lỗi, bạn nên thay nó. Xem bài viết Những dấu hiệu chứng tỏ bạn nên thay ổ cứng để biết ổ cứng của bạn có gặp phải những vấn đề này không nhé.

Để tránh lỗi này xảy ra lần nữa, hãy cấu hình hạ tầng để CU và các cập nhật delta không đồng thời được cài đặt trong một lần khởi động lại.

Chúc các bạn thực hiện thành công!

Xem thêm:

Thứ Sáu, 15/12/2017 13:59
32 👨 4.914
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Windows 10