Những điều cần biết khi nâng cấp ổ cứng lên SSD cho laptop

Trong những năm trở lại đây, SSD hay còn gọi là ổ cứng trạng thái rắn (Solid State Drive) đã tỏ ra vượt trội so với ổ HDD (Hard Disk Drive) truyền thống cả về tốc độ lẫn sự gọn nhẹ và hơn hết là mức giá ngày càng hạ. Tuy nhiên, việc nâng cấp SSD như thế nào để hiệu quả là vấn đề được nhiều người quan tâm. Dưới đây, Quản trị mạng sẽ bật mí cho bạn tất cả những điều cần biết khi nâng cấp ổ cứng lên SSD cho laptop.

Tại sao phải nâng cấp SSD?

Việc tìm hiểu sự khác nhau giữa ổ SSD và HDD sẽ cung cấp cho bạn kiến thức và câu trả lời cho việc vì sao nên nâng cấp SSD trên máy tính. Ngoài ra, những yếu tố chính tác động tới quyết định nâng cấp SSD là:

  • Rút ngắn thời gian chờ khởi động hệ điều hành.
  • Tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh, tránh bị phân mảnh, đảm bảo hiệu suất tốt khi sử dụng các phần mềm đồ họa, thiết kế, chơi game.
  • Có độ bền và khả năng chống sốc tốt. Cụ thể, cấu tạo thể rắn cùng các chip nhớ được gắn trực tiếp lên bo mạch chủ giúp ổ SSD có độ bền tốt hơn (trung bình từ 10-15 năm), hạn chế được tình trạng mất ổn định giống như ổ HDD nếu có va chạm.
  • Tản nhiệt và tiết kiệm điện năng, đặc biệt không gây ra tiếng ồn.
  • So với HDD, SSD có cấu tạo và thiết kế gọn nhẹ hơn.

Tại sao phải nâng cấp SSD?

Vậy khi nào bạn cần nâng cấp ổ cứng lên SSD?

Có rất nhiều lý do nên nâng cấp lên ổ SSD, tuy nhiên nếu gặp phải các tình huống dưới đây thì bạn cần nâng cấp ổ cứng lên SSD cho máy tính ngay lập tức:

  • Ổ cứng HDD đã quá cũ, bắt đầu có hiện tượng kêu ồn và nhanh nóng hơn so với trước đây.
  • Máy tính thông báo lỗi: “Non-system disk or disk error…”
  • Máy tính báo lỗi ổ cứng Bad sector.
  • Máy tính không khởi động được do ổ cứng bị hỏng, từ đó nó không thể nạp hệ điều hành khi mở máy.
  • Bạn không cài được ứng dụng hoặc hệ điều hành vì ổ cứng bị rung lắc dẫn tới bề mặt đĩa bị ma sát với kim từ quá mạnh, gây lỗi và mất dữ liệu hệ điều hành.
  • Bạn muốn tăng tốc máy tính, khởi động và truy xuất dữ liệu nhanh hơn.

Cách nâng cấp ổ cứng lên SSD đúng nhất

Đầu tiên, bạn cần lựa chọn một mẫu ổ SSD đến từ một thương hiệu tốt và có giá thành phù hợp. Kinh nghiệm chọn ổ SSD đó là lựa chọn một thương hiệu yêu thích hoặc được phần lớn người dùng đánh giá cao nhất. Sau đó, bạn mới tìm hiểu đến các dòng SSD hiện có của thương hiệu đó. Có thể tham khảo những ổ cứng SSD tốt nhất cho máy tính Windows mà chúng tôi đã chia sẻ trong các bài viết trước.

Cách nâng cấp ổ cứng lên SSD đúng nhất

Khi đã có được một ổ SSD như ý muốn, bạn tự thay hoặc đem tới các trung tâm sửa chữa máy tính, laptop để nhờ kỹ thuật viên lắp ráp hộ. Để mang lại hiệu suất tốt nhất, bạn nên chuyển ổ HDD trong máy tính sang một caddy bay (trường hợp không có ổ cắm phụ) và lắp ổ SSD thay thế. Điều này sẽ giúp máy tính có thể tối ưu tốc độ đường truyền hiệu quả hơn.

Lưu ý: Caddy bay là dụng cụ giúp gắn thêm ổ cứng phụ cho laptop đang dùng ổ DVD/CD. Ổ Caddy bay thường được gắn thay vị trí cho ổ DVD/CD.

Laptop cấu hình thấp có nên nâng cấp SSD?

Nếu sở hữu một chiếc máy tính có cấu hình thấp thì lời khuyên cho bạn là không nên nâng cấp SSD, bởi lẽ bạn sẽ không thể tối ưu được tốt giữa ba thành phần chính của máy tính đó là CPU, RAM và ổ cứng. Thậm chí, ngay cả khi nâng cấp nhưng các bộ phận là CPU, RAM đã cũ vẫn có khả năng làm trải nghiệm của bạn bị giảm đi đáng kể.

Laptop cấu hình thấp có nên nâng cấp SSD?

Sau khi nâng cấp SSD, dùng như thế nào mới tốt?

  • Không nên ghi, chép quá nhiều dữ liệu lên ổ SSD vì ổ SSD thường được sử dụng để tăng hiệu suất truy cập dữ liệu, cách tốt nhất là tạo máy ảo để tận dụng ổ HDD.
  • Hạn chế dùng các công cụ chống phân mảnh ổ đĩa trên SSD, việc chống phân mảnh ổ đĩa SSD chỉ càng làm giảm số lần đọc ghi của ổ SSD.
  • Bạn có thể dùng ổ SD để cài phần mềm, hệ điều hành và dùng ổ HDD để lưu trữ dữ liệu, nhưng cần tránh để ổ SSD bị đầy, nếu không nó sẽ làm giảm hiệu suất lưu trữ thông tin và khả năng đọc ghi.

Xem thêm:

Thứ Hai, 11/06/2018 10:17
51 👨 7.098
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kiến thức sử dụng