- Hacker có thể đánh cắp dữ liệu từ máy tính trong mạng Air Gap dùng Camera IR CCTV
- Ngoài hacker mũ trắng và hacker mũ đen, giới hacker còn những màu mũ nào nữa? Có công việc chân chính nào dành cho họ không?
Chỉ cần dựa vào những dấu hiệu lạ xuất hiện trong quá trình sử dụng máy tính, bạn có thể dễ dàng biết được máy tính của bạn đã và đang bị tấn công hay không để tìm ra cách khắc phục.
Các cuộc tấn công trên mạng xảy ra rất thường xuyên và mọi người đều cảm thấy lo lắng về sự an toàn của dữ liệu cá nhân. Để ngăn chặn việc mật khẩu và các dữ liệu quan trọng bị đánh cắp, bạn cần phải chú ý đến những thay đổi nhỏ trên máy tính của mình.
Những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn biết được hệ thống máy tính của mình chắc chắn đã bị tấn công và cách xử lý phù hợp với từng tình huống. Mời các bạn cùng tham khảo 12 dấu hiệu cho thấy máy tính của bạn đang bị hack nhé!
Dấu hiệu máy tính có thể bị hack
12. Chương trình chống virus bị tắt
Nếu bạn không tắt chương trình chống virus trên máy nhưng lại thấy nó bị tắt, rất có thể là do máy tính của bạn đã bị nhiễm virus. Phần mềm diệt virus không thể tự tắt được. Điều đầu tiên các hacker cần làm là tắt phần mềm chống virus để dễ dàng truy cập vào các tập tin của bạn.
11. Mật khẩu tài khoản trực tuyến đột ngột bị thay đổi
Nếu bạn không thay đổi mật khẩu tài khoản trực tuyến của mình mà chúng đột nhiên ngưng hoạt động và bạn không thể truy cập vào tài khoản thì bạn nên cảnh giác – rất có thể máy tính của bạn đã bị tấn công.
Khi gặp phải vấn đề này, tốt nhất hãy thông báo đến người thân, bạn bè rằng tài khoản của bạn đã bị mất cắp, sau đó tìm cách lấy lại mật khẩu nhờ công cụ “Quên mật khẩu” trên các dịch vụ trực tuyến.
10. Số lượng bạn bè của bạn tăng đột biến
Nếu nhận thấy số lượng bạn bè trên mạng xã hội của mình tăng đột biến mà bạn không hề kết bạn thêm, điều đó có nghĩa là tài khoản của bạn đã bị hack và đang được sử dụng để gửi tin nhắn rác.
9. Có những biểu tượng mới xuất hiện trên thanh công cụ trình duyệt
© Pexels
Khi khởi động trình duyệt và thấy có các biểu tượng mới trên thanh công cụ, có thể máy tính của bạn đã bị một số mã độc xâm nhập rồi đó.
8. Con trỏ chuột tự động di chuyển
© Stack Overflow
Nếu thấy con trỏ chuột của mình đang tự động di chuyển và thực hiện điều gì đó, chắc chắn máy tính của bạn đã bị hack.
7. Máy in không hoạt động đúng cách
© Luigi Rosa/Flickr
Dấu hiệu bị tấn công là máy in tự động in ra thứ gì đó mà bạn không muốn. Chẳng hạn, có khi nó từ chối yêu cầu in của bạn hoặc có khi lại in ra những thứ mà bạn không mong muốn.
6. Bị chuyển đến các website khác
© Depositphotos
Nếu trình duyệt của bạn liên tục chuyển đến các website khác nhau, bạn cần phải cảnh giác. Tương tự với các trường hợp gõ nội dung vào công cụ tìm kiếm mà không phải là Google, bạn có thể bị chuyển đến các trang mà bạn không biết. Nếu thấy cửa sổ bật lên quá thường xuyên, đó cũng là dấu hiệu của việc bị hack.
5. Các tập tin như bị ai đó xóa
Nếu thấy một số chương trình hoặc tập tin bị xóa mà bạn không hề hay biết thì máy tính của bạn chắc chắn đã bị hack.
4. Thông tin cá nhân bị đưa lên Internet, mặc dù bạn không hề công khai
Kiểm tra điều này bằng cách sử dụng công cụ tìm kiếm: tìm thông tin về bản thân bạn. Nếu tìm ra, máy tính của bạn đã bị hack và đánh cắp thông tin.
3. Nhận được các cảnh báo chống virus giả
© Valerio Lorenzoni/Wikimedia Commons
Nếu thấy các cảnh báo virus trông khá lạ, đây là dấu hiệu rõ ràng của việc bị hack. Việc có một chương trình chống virus mới mà bạn không hề lắp đặt cũng là một dấu hiệu xấu.
Khi máy tính của bạn bị tấn công sẽ xuất hiện một chương trình (thường là giao diện web dạng pop-up) hiện ra với thông báo máy tính đang bị xâm nhập và gặp nguy hiểm. Hiện tại đa phần đều có thể biết những thông báo này là giả mạo, tuy nhiên, vẫn còn những người ngây thơ làm theo và vô tình đã “tự hại mình”.
2. Webcam hoạt động bất thường
© Pexels
Kiểm tra webcam của bạn: nếu đèn chỉ thị nhấp nháy, khởi động lại máy tính và kiểm tra xem nó còn nháy lại nữa không trong vòng 10 phút. Nếu có, điều đó có nghĩa là máy tính của bạn đã bị tấn công.
1. Máy tính hoạt động rất chậm
© Depositphotos
Nếu máy tính của bạn thực hiện những thao tác dù đơn giản nhất nhưng lại mất thời gian rất lâu, hoặc nếu tốc độ truy cập Internet giảm đáng kể, điều đó có nghĩa là máy của bạn đã bị nhiễm virus.
- Tăng tốc máy tính Windows 7, đây là tất cả những gì bạn cần làm
- Đây là "thủ phạm" khiến máy tính Windows 10 khởi động chậm
Một số dấu hiệu máy tính bị hack khác
Cài đặt các chương trình mới
Nếu nhìn thấy bất kỳ một chương trình mới nào được cài đặt trên máy tính hoặc các file mới xuất hiện trên máy tính của bạn, tốt hơn hết là bạn nên gỡ bỏ các chương trình hoặc xóa bỏ các file đó đi.
Đó có thể là dấu hiệu giúp bạn nhận biết rằng máy tính của bạn đang bị hack. Hầu hết các chương trình được cài đặt trên máy tính của bạn sau khi bị hack bởi Trojan, Spyware, Malware và Backdoors.
Mật khẩu bị thay đổi
Nếu một hacker tấn công máy tính hoặc tấn công các tài khoản online của bạn, việc đầu tiên mà kẻ tấn công đó thực hiện là thay đổi mật khẩu tài khoản của bạn.
Nếu mật khẩu trên máy tính của bạn bị đổi thì có thể chắc chắn rằng 100% máy tính của bạn đang bị hack.
Email tự động gửi
Nếu tài khoản online của bạn bị hack, các hacker sẽ sử dụng tài khoản đó để gửi các email virus cho bạn bè và người thân của bạn để “lan truyền” virus.
Tốc độ kết nối Internet
Nếu máy tính của bạn bị hack, bạn có thể nhận thấy rằng tốc độ kết nối Internet của bạn ngày càng chậm dần. Lí do khá đơn giản, phần lớn các hacker sẽ cố gắng sử dụng hệ thống mạng của bạn để lây nhiễm virus sang các máy tính khác.
Các chương trình không rõ nguồn gốc yêu cầu truy cập
Một máy tính bị nhiễm virus sẽ bắt đầu thực hiện các hành vi khác nhau. Nếu để ý kỹ một chút, bạn sẽ nhìn thấy các chương trình không rõ nguồn gốc đang cố truy cập vào máy tính của bạn.
Nếu thấy xuất hiện các chương trình không rõ nguồn gốc đang yêu cầu truy cập Internet, bạn nên chặn các chương trình này lại và tiến hành gỡ bỏ các chương trình đó để “diệt tận gốc” virus.
Các chương trình bảo mật trên máy tính của bạn bị gỡ bỏ
Nếu máy tính của bạn bị virus hack, sau đó virus sẽ cố gắng gỡ bỏ các chương trình bảo mật trên máy tính của bạn. Mục đích chính của việc gỡ bỏ các chương trình bảo mật là để virus “toàn quyền” kiểm soát hệ thống của bạn.
Bạn nên làm gì khi máy tính bị hack?
- Cảnh báo cho bạn bè và người mà bạn đã gửi email rằng máy tính của bạn đã bị tấn công. Lưu ý với họ rằng đừng nên mở các tin nhắn gửi từ bạn và không nhấn vào bất kỳ đường link nào.
- Thông báo cho ngân hàng biết về việc rò rỉ dữ liệu cá nhân và tìm cách bảo vệ tài sản của bạn.
- Xóa tất cả những chương trình lạ và các chương trình bạn không thể khởi động.
- Cài đặt chương trình chống virus đáng tin cậy và quét lại hệ thống. Hiện nay có một số công ty đưa ra các phiên bản dùng thử.
- Thay đổi mật khẩu trên các tài khoản trực tuyến của bạn.
- Nếu thấy vấn đề không giải quyết được, hãy nhờ đến các chuyên gia bảo mật.
- Nếu máy không có dữ liệu gì quan trọng bạn nên cài lại hệ điều hành.
Làm sao để bảo vệ máy tính không bị hacker "tấn công"?
Hãy coi chừng mạng WiFi công cộng
Thông thường nhiều người có thói quen sử dụng mạng Wifi công cộng để truy cập mạng Internet. Lợi dụng sơ hở này mà các hacker có thể tạo ra những mạng Wifi giả để người dùng kết nối, sau đó hacker truy cập hệ thống của người dùng, và lấy cắp các thông tin quan trọng.
Lời khuyên cho bạn là trước khi sử dụng một mạng Wifi công cộng bất kỳ, bạn nên kiểm tra kỹ xem mạng Wifi có an toàn hay không?
- Những điều cần biết khi dùng wifi nơi công cộng
- Đây là cách ngăn hacker đánh cắp dữ liệu của bạn khi sử dụng Wifi công cộng
Ngắt kết nối Wifi
Nếu không có nhu cầu sử dụng Wifi nữa, tốt hơn hết là bạn nên tắt Wifi đi. Điều này giúp bảo vệ thiết bị của bạn không tự động kết nối vào bất kỳ một mạng Wifi nào khác khi bạn không để ý và để ngăn chặn các cuộc xâm nhập không mong đợi vào hệ thống mạng của bạn. Bởi ngay cả khi máy tính tắt, kết nối internet vẫn dễ bị tổn thương.
Thường xuyên thay đổi mật khẩu và chọn mật khẩu càng phức tạp càng tốt
Để không bị quên hoặc phải nhớ quá nhiều mật khẩu một lúc, nhiều người dùng thường lựa chọn cách sử dụng cùng một mật khẩu cho tất cả các tài khoản và cũng như e-mail của họ. Tuy nhiên đây là một trong những sai lầm nghiêm trọng.
Trên thực tế, chỉ cần một tài khoản của người dùng bị hacker tấn công, thì hacker sẽ cố gắng sử dụng mật khẩu này trên các ứng dụng khác của thiết bị. Do đó bạn nên dùng mật khẩu phức tạp với chữ hoa, chữ thường và cả số.
Ngoài ra bạn cũng nên thường xuyên thay đổi mật khẩu các tài khoản online của mình để đảm bảo tính bảo mật, mức độ an toàn của các tài khoản tốt hơn.
Với các mạng xã hội như Facebook, Twitter hay Gmail, tốt hơn hết là bạn nên thiết lập kích hoạt bảo mật 2 lớp để bảo vệ tài khoản của bạn an toàn hơn.
- Bảo mật 2 lớp cho Gmail bằng cách nào?
- Cách kích hoạt bảo mật Instagram 2 lớp bằng điện thoại
- Hướng dẫn bảo mật 2 lớp Facebook bằng số điện thoại
- Thiết lập bảo mật 2 lớp cho tài khoản Twitter
Sử dụng phần mềm diệt virus hiệu quả
Khi virus tìm mọi cách để xâm nhập vào máy tính của bạn, một phần mềm hay chương trình diệt virus hiệu quả sẽ có thể ngăn chúng không gây hại. Theo kinh nghiệm, người dùng nên mua bản quyền phần mềm diệt virus bởi vì phần mềm trả tiền hoạt động hiệu quả hơn phần mềm miễn phí. Bởi nguyên tắc của phần mềm trả tiền là luôn luôn được cập nhật.
Chúc các bạn vui vẻ!
Xem thêm: