Tính phần % (phần trăm) là một trong các dạng toán tính toán phổ biến nhất, thường xuyên xuất hiện trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là khi tính toán trên Excel. Cách tính phần trăm % trên Excel không phải sử dụng các hàm Excel, mà chỉ là phép tính thông thường. Vậy làm sao để tính phần trăm nhanh nhất, và cũng cần chính xác nhất? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách tính toán giá trị phần trăm chính xác nhất.
Nếu muốn tính phần trăm luôn mà không phải đọc những công thức tính % phức tạp bạn chỉ cần nhập giá trị cần tính tương ứng vào Công cụ tính % trực tuyến dưới đây:
Các cách tính phần trăm (%) khác nhau
1. Tính tỷ số phần trăm
Tỷ lệ phần trăm, một giá trị tương đối cho biết phần trăm của bất kỳ số lượng nào: 1% là 1/100; do đó, 100% đại diện cho toàn bộ số lượng và 200% chỉ gấp đôi số lượng đã cho.
Ví dụ, 1% của 1.000 con gà bằng 1/100 của 1.000 và bằng 10 con gà; 20% của 1.000 con gà là 20/100 của 1.000 hay là 200 con gà. Các mối quan hệ này có thể được tổng quát là x = PT/100 trong đó T là tổng đại lượng tham chiếu được chọn để biểu thị 100% và x là đại lượng tương đương với một phần trăm P nhất định của T. Như vậy, trong ví dụ 1% của 1.000 con gà, T là 1000, P là 1 và x là 10.
Tính tỷ lệ phần trăm trên tổng số là bài toán tính % thường gặp nhất trong các phép toán tính phần trăm. Để tính phần trăm của 1 nhân tố trong tổng số nhân tố, bạn chỉ cần lấy số lượng nhân tố cần tính, chia cho tổng số nhân tố, rồi nhân với 100 là ra.
Ví dụ tính % của a và b:
- Tỷ số phần trăm của a = a/(a+b)*100(%).
- Tỷ số phần trăm của b = b/(a+b)*100(%) hoặc %b = 100 - %a.
Chẳng hạn chúng ta có bài toán kho hàng xuất 25 chiếc áo và 35 chiếc quần. Vậy số lượng xuất áo chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số hàng đã xuất.
- % áo = 25/(25+35)*100 = 41,6%.
- % quần = 100 - 41,6 = 58,4% hoặc % quần = 35/(25+35)*100=58,4%.
Tương tự, với nhiều yếu tố hơn chẳng hạn: Lớp có tổng số 50 bạn, số học sinh giỏi là 10 bạn, học sinh khá là 25 bạn, học sinh trung bình là 10 bạn, học sinh yếu kém là 5%, tính số phần trăm học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu kém của lớp.
- % h/s giỏi = 10/50 x 100 = 20%
- % h/s khá = 25/50 x 100 = 50%
- % h/s trung bình = 10/50 x 100 = 20%
- % h/s yếu kém = 100 - 20 - 50 - 20 = 10%
- hoặc 5/50 x 100 = 10%.
Ví dụ: để tính phần trăm lãi suất hàng năm cho số vốn là 1.600.000.000 với lãi suất 6%, ta sử dụng công thức sau:
- Phần trăm lãi = (Lãi suất x Số vốn) / 100
- Phần trăm lãi = (6 x 1.600.000.000) / 100
- Phần trăm lãi = 96.000.000 / 100
- Phần trăm lãi = 960.000.000
Vậy, lãi suất 6% một năm cho số vốn 1.600.000.000 là 96.000.000.
2. Tính phần trăm tăng trưởng để so sánh % chênh lệch
Phần trăm tăng trưởng, còn được gọi là tỷ lệ tăng trưởng, là phép tính bạn có thể sử dụng khi so sánh hai giá trị trong một khoảng thời gian nhất định. Cách sử dụng phổ biến của tỷ lệ phần trăm tăng trưởng là so sánh doanh thu từ một tháng cụ thể trong năm hoặc quý hiện tại với doanh thu đạt được trong cùng tháng đó trong năm hoặc quý trước. Điều này giúp các doanh nghiệp phân tích xem họ đang hoạt động tốt như thế nào so với khoảng thời gian trước đó và cho phép xác định những gì nên cải thiện theo tỷ lệ phần trăm tăng trưởng của doanh nghiệp.
Bạn có thể sử dụng một phương trình đơn giản để tính toán tỷ lệ phần trăm tăng trưởng bằng cách so sánh kết quả từ một khoảng thời gian trước đó hoặc bạn có thể sử dụng một phương trình bổ sung để tính toán hiệu suất tăng trưởng trung bình của mình trong nhiều khoảng thời gian.
Kiểu tính phần trăm này sẽ tính % chênh lệch giữa 2 giá trị khác nhau. Công thức chung:
(b-a)/a x 100 (%)
- Trong đó, b là số cần so sánh chênh lệch, a là mốc để so sánh.
Ví dụ với bài toán tháng 1 có doanh thu là 357 triệu đồng, doanh thu của tháng 2 là 405 triệu đồng. Tính phần trăm tăng trưởng của tháng 2 so với tháng 1 thì ta lấy doanh thu tháng 2 trừ tháng 1 được kết quả đem chia cho doanh thu tháng 1, rồi nhân 100.
% tăng trưởng của tháng 2 = (405-357)/357 x 100 = 13,4%.
Số % này có thể là số âm trong trường hợp doanh thu tháng sau thấp hơn tháng trước, ví dụ tháng 1 doanh thu 500 triệu, tháng 2 doanh thu 450 triệu thì ta tính ra % chênh lệch là -10%. Nghĩa là doanh thu tháng 2 tăng trưởng thấp hơn tháng 1 10%.
Công thức tính % tăng trưởng dễ nhớ nhất là: (mới - cũ)/cũ x 100.
3. Tính phần trăm hoàn thành
Công thức chung: a/b x 100, trong đó, a là con số đã đạt được, b là số mục tiêu cần đạt được.
Ví dụ, năm 2019 Quantrimang.com đặt mục tiêu có được 5.000 bài trên website. Tính đến hết quý 1, số bài đăng đạt được là 1.020 bài. Hỏi Quantrimang.com đã hoàn thành bao nhiêu % so với mục tiêu đề ra?
% QTM đã hoàn thành = 1020/5000 x 100 = 20,4%.
Như vậy tính tới hết quý 1, Quantrimang.com hoàn thành 20,4% mục tiêu đề ra.
Nếu hết quý 4 số bài trên Quantrimang.com là 5.200 bài, thì % hoàn thành = 5200/5000 x 100 = 104%.
Để biết % hoàn thành là vượt hay kém, bạn chỉ cần so sánh nó với 100%, nếu lớn hơn là vượt mục tiêu, nếu nhỏ hơn là chưa hoàn thành mục tiêu. Như ví dụ ở trên 104%>100%, nghĩa là QTM không chỉ hoàn thành mà còn vượt mục tiêu 4%./
4. Tính phần trăm trong Excel
Trên Excel đã có sẵn công thức tính phần trăm mà bạn không cần phải tính nhẩm hoặc tự tính theo cách thủ công. Người dùng chỉ cần áp dụng công thức tính là được. Cách tính phần trăm trên Excel đã được hướng dẫn khá chi tiết, bạn tham khảo nha.
5. Tính phần trăm giảm giá, tăng giá tiền
Cách tính phần trăm giảm giá
Chẳng hạn mặt hàng A tại siêu thị có giá gốc là 1 triệu 3 trăm nghìn đồng và được giảm giá 7%. Vậy số tiền phải trả để mua mặt hàng A sau khi đã giảm giá là bao nhiêu?
Chúng ta có phép tính số tiền giảm: (1.300.000 x 7) / 100 = 91.000 đồng.
Vậy số tiền phải trả để mua sau khi đã giảm là 1.300.000 - 91.000= 1.209.000 đồng.
Cách tính phần trăm tăng giá
Ví dụ khi mua hàng có giá 270 nghìn đồng, chịu thêm mức thuế VTA là 0.5%. Vậy giá trị thực tế của mặt hàng sau khi tính thuế là bao nhiêu?
Phép tính tăng đã có thuế VAT: (270.000 x 0,5) / 100 = 1.350 đồng.
Vậy tổng số tiền phải trả là 270.000 + 1.350 = 271.350 nghìn đồng.
6. Tính tiền lãi suất ngân hàng
Ví dụ bạn gửi ngân hàng 213 triệu đồng với kỳ hạn 6 tháng lãi suất 5%. Tính lãi suất hàng tháng nhận được, lãi suất sau 6 tháng gửi ngân hàng.
Lãi suất hàng tháng là
đồng
Lãi suất sau 6 tháng gửi là
đồng
Trên đây là các kiểu tính phần trăm, với những kiểu tính toán % phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Tùy vào từng trường hợp mà bạn thực hiện cách tính phần trăm khác nhau.
Tính phần trăm ứng dụng trong đời sống ra sao?
Tính phần trăm có nhiều ứng dụng trong đời sống và các lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của tính phần trăm:
- Tính phần trăm tăng/giảm: Phần trăm thường được sử dụng để tính toán sự tăng hoặc giảm trong một giá trị so với giá trị gốc. Điều này thường áp dụng trong tài chính, thương mại, thống kê, và kinh doanh để đánh giá tình hình và xu hướng.
- Tính phần trăm tỷ lệ: Phần trăm cũng được sử dụng để tính toán tỷ lệ giữa một phần và toàn bộ. Ví dụ, trong lĩnh vực xã hội, phần trăm có thể sử dụng để đo lường tỷ lệ dân số, tỷ lệ khối lượng cơ thể, hay tỷ lệ thu nhập trên tổng thu nhập của một nhóm.
- Tính phần trăm trong thống kê: Trong thống kê, phần trăm được sử dụng để biểu thị phân phối dữ liệu trong một tập hợp. Nó giúp đánh giá sự tương quan và phân tích các biến số trong mẫu.
- Tính phần trăm trong y tế: Phần trăm cũng được sử dụng trong y tế để biểu thị tỉ lệ một nhóm người mắc phải một bệnh lý so với tổng số dân số.
- Tính phần trăm trong hoá học: Trong hoá học, phần trăm thường được sử dụng để biểu thị thành phần phần trăm của một chất trong hỗn hợp hoặc phần trăm khối lượng của một chất trong hợp chất.
Các ứng dụng trên chỉ là một số ví dụ phổ biến. Tính phần trăm được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngữ cảnh khác nhau và có vai trò quan trọng trong việc đo lường, phân tích và so sánh các dữ liệu và giá trị.
Chúc các bạn thực hiện thành công!