Cách cài đặt và sử dụng ổ SSD cho laptop

SSD có rất nhiều ưu điểm so với loại ổ cứng truyền thống (HDD), nhất là khả năng tắt/mở máy nhanh, truy xuất dữ liệu hiệu quả. Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy chiếc laptop của mình chạy nhanh như… gió sau khi thay thế bằng ổ SSD.

Nâng cấp thiết bị lưu trữ của laptop từ ổ cứng thông thường lên ổ cứng thể rắn là một trong những cách tốt nhất mà bạn có thể làm để tăng hiệu suất hoạt động của hệ thống. Hơn nữa, giá ổ cứng SSD ngày càng giảm cũng sẽ giúp cho bạn có nhiều điều kiện nâng cấp hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách lắp đặt và sử dụng ổ cứng SSD trên chiếc máy tính xách tay của mình.

Tổng quan

Quy trình tổng thể sẽ diễn ra như sau. Trước tiên bạn cần sao lưu (backup) những dữ liệu hiện có trên máy tính rồi lưu chúng vào một thiết bị ngoài (USB hoặc ổ cứng di động) hoặc di chuyển trực tiếp dữ liệu sang ổ SSD mới. Tiếp theo bạn cần tháo ổ cứng HDD khỏi laptop rồi thay thế ổ SSD vào. Rồi sau đó copy dữ liệu sao lưu từ trước vào ổ SSD, và khởi động lại máy tính để kết thúc quá trình nâng cấp.

Truyền dữ liệu vào ổ cứng mới của bạn

Đầu tiên, hãy tiến hành di chuyển những dữ liệu cần thiết sang ổ SSD mới của bạn. Nếu bạn quyết định thay thế ổ đĩa hiện tại mà mình đang sử dụng, chúng tôi khuyên bạn nên dùng các phần mềm di chuyển dữ liệu để di chuyển tất cả các tệp từ ổ đĩa hiện tại của bạn sang ổ cứng mới nhằm hạn chế tối đa các lỗi có thể xuất hiện đối với tệp.

Những lưu ý trước khi cài đặt

  • Hiện tượng tĩnh điện có thể làm hỏng các thành phần phần cứng trong hệ thống của bạn. Do đó, để bảo vệ các thành phần của máy tính xách tay khỏi bị hư hỏng do tĩnh điện trong quá trình cài đặt, hãy chạm vào bất kỳ bề mặt kim loại nào (không được sơn) trên khung máy tính của bạn hoặc đeo dây đeo cổ tay chống tĩnh điện ESD trước khi chạm hoặc xử lý các bộ phận bên trong. Đây là một trong hai phương pháp xả điện tĩnh một cách an toàn, đơn giản mà bạn có thể sử dụng.
  • Để bảo vệ, tránh hỏng học không đáng có trên ổ SSD mới, bạn không được chạm vào các đầu kết nối trên ổ đĩa.
  • Không được mở SSD mới bởi làm như vậy sẽ mất hiệu lực bảo hành.

Hướng dẫn cài đặt SSD trên máy tính xách tay

Bước 1: Hãy chắc chắn rằng bạn làm việc trong một môi trường hoàn toàn sạch sẽ

Dọn dẹp tất cả những thứ như túi nhựa hoặc giấy tờ xuất hiện trong không gian làm việc của bạn. Giữ cho không gian làm việc sao cho gọn gàng và ngăn nắp nhất.

Bước 2: Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết

  • Ổ SSD 2.5 inch.
  • Bộ dụng cụ vặn ốc vít.
  • Sách hướng dẫn sử dụng máy tính của bạn.

Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết

Bước 3: Tắt máy tính

Tiếp theo, bạn cần tắt máy tính, rút điện ra khởi nguồn và tháo pin ra ngoài. Hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để nắm được cách tháo lắp pin sao cho chính xác nhất, tránh gây hỏng hóc không đáng có.

Bước 4: Giữ nút nguồn máy tính xách tay của bạn trong vòng 5 giây để xả điện dư

Giữ nút nguồn máy tính xách tay của bạn trong vòng 5 giây để xả điện dư

Bước 5: Mở vỏ máy tính xách tay của bạn

Mở vỏ máy tính xách tay của bạn

Cũng như quá trình tháo pin, hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất để nắm được cấu trúc vỏ cũng như vị trí của hệ thống ốc vít trên thiết bị của bạn.

Bước 6: Tạo tiếp đất bằng cách chạm vào bề mặt kim loại không được sơn. Đây là một biện pháp an toàn bổ sung, giúp bảo vệ ổ đĩa và các bộ phận khác trên laptop của bạn khỏi bị hư hỏng cho hiện tượng tĩnh điện trong quá trình lắp đặt.

Tạo tiếp đất bằng cách chạm vào bề mặt kim loại không được sơn

Bước 7: Xác định vị trí khoang lưu trữ

Một lần nữa, bạn lại tham khảo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để biết vị trí chính xác và cũng như kích thước của các khoang chứa ổ cứng trên thiết bị. Sau khi đã xác định được vị trí của khoang lưu trữ, bạn sẽ tiến hành tháo ổ cứng cũ ra. Trước tiên, hãy nhìn kỹ vào ổ cứng cũ để biết vị trí của bộ điều hợp, khung hỗ trợ, móc cố định, khay kéo hoặc ốc vít có thể được gắn trên ổ cứng. Nếu có, hãy tháo nó ra và lắp nó vào ổ SSD mới theo cách tương tự.

Xác định vị trí khoang lưu trữ

Bước 8: Cắm SSD mới vào hệ thống của bạn

Một lưu ý ở đây là khi lắp đặt các cổng kết nối, bạn tuyệt đối không được cố gắng dùng sức ấn thật chặt. Nếu được ghép nối đúng cách, các đầu kết nối sẽ có thể kết hợp với nhau một cách rất dễ dàng và vừa vặn.

Nếu SSD mới không vừa với khoang chứa (thường là lỏng hơn), bạn hãy thử sử dụng miếng đệm đi kèm với SSD của mình để chèn nó vào ổ SSD bằng cách bóc lớp keo dính và dán miếng đệm vào ổ đĩa.

Bước 9: Lắp lại máy tính xách tay của bạn

Có thể tham khảo sách hướng dẫn sử dụng một lần nữa nếu cần. Chú ý, sẽ không được có bất kỳ một con ốc nào thừa ra sau khi bạn đã hoàn tất việc lắp đặt lại máy tính.

Bước 10: Bật nguồn máy tính của bạn

Khởi động lại máy tính và kiểm tra xem bo mạch chủ có nhận được tín hiệu từ SSD mới được lắp hay không.

Khởi động lại máy tính và kiểm tra xem bo mạch chủ có nhận được tín hiệu từ SSD mới được lắp hay không.

SSD mới hiện đã được cài đặt thành công trong máy tính xách tay của bạn!

Bây giờ, khi ổ cứng mới đã được kết nối và hoạt động bình thường, bạn có thể sử dụng các trình kiểm tra hiệu suất máy tính để xem xem tốc độ khởi động và tải ứng dụng của hệ thống đã được cải thiện như thế nào! Chúc các bạn thành công!

Xem thêm:

Thứ Sáu, 04/01/2019 07:59
2,26 👨 47.857
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kiến thức sử dụng