Sao Thổ là hành tinh lớn thứ hai trong hệ Mặt Trời, sau sao Mộc, được cấu tạo chủ yếu từ hạt băng, bụi và đá. Sao Thổ có 62 vệ tinh tự nhiên, trong đó Titan là vệ tinh lớn nhất của Sao Thổ và là vệ tinh lớn thứ hai trong hệ Mặt Trời, còn lớn hơn cả sao Thủy.
- Lần đầu tiên trong lịch sử, tàu Cassini thu được âm thanh kỳ lạ từ sao Thổ
- Loạt ảnh ấn tượng mà tàu Cassini chụp được trước khi “tự sát”
- Hành trình 20 năm trong vũ trụ của tàu Cassini qua những con số ấn tượng
Tàu vũ trụ Cassini được NASA phóng lên sao Thổ vào năm 2004, sau 13 năm bay quanh sao Thổ nó đã chụp được những hình ảnh tuyệt đẹp về hành tinh đầy bí ẩn này.
Mặt Trăng băng giá Enceladus trên những vành đai của sao Thổ.
Hình ảnh cho thấy thay đổi mùa trên sao Thổ, mùa xuân đang bắt đầu ở bán cầu Bắc. Bức ảnh được tàu vũ trụ Cassini chụp vào chụp ngày 29-8-2012.
Sao Thổ xứng danh là hành tinh đẹp nhất hệ Mặt Trời. Bức ảnh quý hiếm này được tàu vũ trụ Cassini chụp vào năm 2006, khi nó đi vào vùng tối của sao Thổ trong 12 giờ.
Sao Thổ sau cơn bão lớn.
Mặt Trăng của sao Thổ được Cassini chụp vào ngày 5-10-2008, khi nó đi sâu 25km vào vệ tinh Enceladus.
Cơn bão cực Bắc sao Thổ có vận tốc mây lên tới 150m/s.
Tàu vũ trụ Cassini chụp vòng Eclip của sao Thổ vào năm 2006.
Hai trong số các Mặt Trăng của sao Thổ, bên phải là vệ tinh Tethys có vanh đai xung quanh còn bên trái là vệ tinh Titan.
Cực Bắc sao Thổ được chụp từ trên cao vào tháng 10.2013.
Cận cảnh các vành đai đồng tâm của sao Thổ.
Mặt Trăng Hyperion của sao Thổ có vẻ ngoài khá kỳ lạ và sần sùi.
Tethys, Mặt Trăng lớn thứ năm của sao Thổ, trên những vành đai của hành tinh này.
Một cơn bão lạ thổi lên từ khí quyển của sao Thổ được chụp vào năm 2010.
Vòng xoáy lục lăng của cực Bắc sao Thổ do tàu vũ trụ Cassini ghi lại được.
Vành đai phát sáng tuyệt đẹp của sao Thổ được chụp qua tia cực tím.