Các nhà thiên văn học phát hiện ra một “sao chổi” kỳ lạ có đuôi dài tới 560.000km

Một nhóm các nhà thiên văn học sử dụng Đài quan sát W. M. Keck ở Hawaii đã tình cờ có một phát hiện đáng kinh ngạc: Một ngoại hành tinh xa xôi đang lướt như bay ngoài không gian với chiếc đuôi dài hàng trăm nghìn km.

Ngoại hành tinh này có tên gọi WASP-69 b, nằm cách xa Trái đất 164 năm ánh sáng. Trong quá trình chuyển động của hành tinh, tự nó tạo ra một luồng khí thoát ra phía sau như một chiếc đuôi dài — trông như thể một sao chổi. Mặc dù các nhà khoa học đã phát hiện ra WASP-69 b vào năm 2014, nhưng trong những nghiên cứu gần đây, họ mới xác định được rằng ngoại hành tinh này có một chiếc đuôi dài do chất khí cấu thành.

Về mặt cấu trúc, WASP-69 b thuộc loại được gọi là Sao Mộc nóng, có nghĩa là một hành tinh khí khổng lồ quay rất gần ngôi sao của nó. WASP-69b có đường kính gấp 1.1 lần Sao Mộc. nhưng quay gần ngôi sao chủ của nó đến mức một năm trên hành tinh này chỉ kéo dài chưa đầy 4 ngày và có nhiệt độ nóng bỏng hơn 600 độ C. Có thể so sánh WASP-69b với Sao Thủy, hành tinh gần Mặt Trời nhất và quay quanh Mặt Trời với chu kỳ 88 ngày.

WASP-69 b với chiếc đuôi đặc biệt
WASP-69 b với chiếc đuôi đặc biệt

Khoảng cách gần như vậy với ngôi sao chủ cũng tạo ra cho WASP-69 b một đặc tính cực kỳ đặc điểm: Chiếc đuôi dài. Bức xạ từ ngôi sao chủ “bắn phá” bầu khí quyển của WASP-69 b, tước đi các loại khí như hydro và heli. Và khi các luồng hạt từ ngôi sao chủ được gọi là gió sao va vào hành tinh, chúng kéo các loại khí thoát ra này thành hình đuôi. Chiếc đuôi được quan sát thấy dài hơn 7,5 lần bán kính của hành tinh, nghĩa là nó kéo dài hơn 350.000 dặm hay 560.000km.

Trên thực tế, chiếc đuôi của WASP-69 b có thể còn dài hơn nữa vì các nhà nghiên cứu hiện chưa có đủ thời gian sử dụng kính thiên văn để quan sát toàn bộ chiều dài của nó. Tuy nhiên, vì được hình thành bởi gió sao, chiếc đuôi này cũng hoàn toàn có thể bị co lại theo thời gian nếu gió yếu đi.

Quá trình các hành tinh mất đi bầu khí quyển theo thời gian là một quá trình phổ biến và được cho là tương đương với những gì đã xảy ra với các hành tinh như Sao Hỏa trong hệ mặt trời của chúng ta. Điều đáng nói ở chỗ việc hình thành đuôi là bất thường. Tuy nhiên, mặc dù WASP-69 b đang mất rất nhiều khí, ở mức 200.000 tấn mỗi giây, nhưng vì sở hữu kích thước quá đồ sộ (khối lượng gấp khoảng 90 lần Trái Đất), hành tinh này sẽ không thể mất toàn bộ bầu khí quyển trong thời gian sớm — mà sẽ tiếp tục tồn tại trong hàng nghìn năm tới cùng với chiếc đuôi đặc biệt phía sau.

Thứ Năm, 12/12/2024 08:30
31 👨 28
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ