Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà thiên văn học phát hiện ra một thiên cầu xung quanh một ngôi sao sở hữu nhiều đặc điểm tương tự như mặt trời.
Bong bóng khí nóng này được thổi bởi gió sao của một ngôi sao, tạo thành một luồng liên tục các hạt tích điện mà mọi ngôi sao thường phát ra. Đối với mặt trời của chúng ta, bong bóng khí nóng này được gọi là nhật quyển, được lấp đầy bằng gió plasma Mặt Trời và kéo dài xấp xỉ khoảng 20 lần bán kính Mặt Trời ra các mép phía ngoài của Hệ Mặt Trời. Nhật quyển đánh dấu phần rìa hệ mặt trời của chúng ta và bảo vệ các hành tinh khỏi hầu hết những tia vũ trụ năng lượng cao nguy hiểm lướt qua dải Ngân hà.
Trong quá khứ, các nhà thiên văn học đã quan sát thấy những bong bóng tương tự xung quanh các ngôi sao nóng, cũng như các ngôi sao đang chết và thậm chí mới hình thành — nhưng có một điểm chung là chúng đều không phải là những ngôi sao giống mặt trời. Do đó, phát hiện mới này của nhóm các nhà nghiên cứu thiên văn vận hành Đài quan sát tia X Chandra có thể coi là một bước tiến lớn và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm.
Các nhà nghiên cứu đã hướng Đài quan sát tia X Chandra (Chandra X-Ray Observatory) quanh ngôi sao có mã định danh HD 61005. Ngôi sao này có biệt danh là The Moth (bướm đ vì nó được bao quanh bởi một đĩa mảnh vỡ quét ngược trông giống như đôi cánh. Các nhà thiên văn học cho rằng hình dạng kỳ lạ này là do ngôi sao đang lao vào một đám mây khí dày đặc trong không gian với tốc độ khoảng 10 km/giây.
The Moth có kích thước và khối lượng tương tự như mặt trời, vì vậy "nó là một ví dụ tương đối điển hình để tiến hành nghiên cứu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây là một ngôi sao chỉ mới 100 triệu năm tuổi, tức là trẻ hơn rất nhiều so với mặt trời 4 tỷ năm tuổi của chúng ta. Các ngôi sao trẻ có xu hướng hoạt động mạnh hơn và phát ra gió mặt trời lớn hơn những ngôi sao già. Sự khác biệt đó, cộng với chuyển động của ngôi sao qua môi trường giữa các vì sao, khiến các nhà khoa học cho rằng The Moth là một mục tiêu tốt để tìm kiếm và nghiên cứu về thiên cầu.
Các quan sát cho thấy rằng Moth được bao quanh bởi một quầng sáng tia X trải dài xa ngôi sao gấp 100 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt trời. Các nhà khoa học cho biết ánh sáng đó chính là tầng thiên văn.
Điều đáng ngạc nhiên là bong bóng này có hình tròn chứ không phải hình đôi cánh. Điều đó có nghĩa là gió rất mạnh, nó đẩy ra ngoài đám mây khí dày đặc nhiều hơn đám mây đẩy trở lại, giống như một quả bóng bay dày di chuyển trong không khí mỏng.
Nghiên cứu tầng thiên văn của các ngôi sao giống Mặt trời khác có thể cho chúng ta biết Mặt trời như thế nào khi còn trẻ. Nói cách khác, tầng thiên văn sẽ kể cho chúng ta nghe về lịch sử của Mặt trời.