10 phần mềm đắt nhất thế giới

Những tiến bộ về công nghệ đã làm cho phần mềm ngày càng trở nên phức tạp. Tuy nhiên, nếu không có phần mềm, máy tính và các thiết bị khác sẽ không thể hoạt động và cuối cùng trở thành một món đồ vô dụng.

Phần mềm là ngành kiếm được lợi nhuận cao. Chẳng hạn như Bill Gates. Ông trở thành người giàu nhất thế giới vào năm 2009 là do một phần sở hữu số lượng cổ phần trong Microsoft, công ty sản xuất phần mềm Microsoft Windows và Microsoft Office.

Hôm nay, Quản trị mạng sẽ giới thiệu cho các bạn top 10 phần mềm đắt nhất thế giới hiện nay.

1. AutoCAD

Giá: 9.000 USD khoảng 207 triệu đồng

AutoCAD.

AutoCAD là phần mềm thiết kế có sự hỗ trợ của máy tính (CAD) đắt tiền nhất hiện nay. CAD cho phép người dùng vẽ các đối tượng, hoạt ảnh và thiết kế ở dạng 2D và 3D. Nhiều công ty đã phát triển phần mềm CAD trong những năm qua, chẳng hạn như Adobe (Illustrator), Trimble Navigation (SketchUp) và Dassault Systemes (SolidWorks), nhưng không ai vượt qua được Autodesk - nhà sản xuất AutoCAD.

AutoCAD được coi là phần mềm CAD hàng đầu thế giới. Nó được phát hành vào năm 1982 và trở thành phần mềm CAD đầu tiên chạy trên PC. AutoCAD hiện cũng đi kèm với một tính năng di động và dựa trên đám mây. Tìm hiểu chi tiết về tính năng của AutoCAD ở link sau:

2. Microsoft SQL Server Business Intelligence

Giá: 12.000 USD (khoảng 276 triệu đồng)

Vẫn biết phần mềm Business Intelligence (BI) thì luôn đắt đỏ, nhưng BI và phần mềm quản lý dữ liệu của Microsoft lại đắt ở một cấp độ hoàn toàn khác. Do đó, SQL Server BI chắc chắn không dành cho các công ty startup và các công ty nhỏ.

Nhờ khả năng thu thập và phân tích dữ liệu hiệu quả, linh động, nó rất hữu ích với những tập đoàn đa quốc gia quy mô lớn, có doanh thu tỷ đô. SQL Server BI được tùy chỉnh với luồng dữ liệu ETL và các dịch vụ SQL Server cũng như nhiều dịch vụ khác.

3. Adobe Acrobat Capture 3

Giá: 19.000 USD (khoảng 437 triệu đồng)

Acrobat Capture được phát hành vào năm 1996. Đến năm 1999, Acrobat Capture cho phép người dùng chuyển đổi bất kỳ tài liệu nào thành tệp PDF thông qua công nghệ OCR. Acrobat Capture 3 tiếp tục là phần mềm đắt nhất mà Adobe từng phát hành, nhưng bị ngừng phát hành vào năm 2010 vì các phần mềm thay thế rẻ hơn đã được bán trên thị trường.

4. HP Intelligent Management Center MPLS VPN Manager Cisco Device

Giá: 25.000 USD (khoảng 575 triệu)

Phần mềm quản lý mạng đa chức năng của HP trị giá 25.000 USD. Mức giá này được đánh giá là có thể chấp nhận được nhờ loạt tính năng hữu ích: theo dõi thay đổi cấu hình trong thời gian thực, cấu hình tác vụ tự động, báo cáo việc tuân thủ các nguyên tắc mạng.

Trước đó, OpenView nắm giữ phần lớn thị phần trong ngành phần mềm quản lý mạng, nhưng với sự ra đời của Intelligent Management Center (IMC) đã giúp HP vượt Open View. IMC ban đầu là một sản phẩm thuộc công ty mạng máy tính 3Com mà HP mua lại vào năm 2009.

5. Softimage Face Robot

Giá: 90.000 USD (khoảng 2,07 tỷ)

Softimage Face Robot.

Softimage Face Robot là một phần mềm khác được phát triển bởi Autodesk. Nó được sử dụng để tạo đồ họa 3D cho nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trò chơi điện tử và phim. Dù có mức giá đắt đỏ, nhưng nó vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp truyền thông và công ty quảng cáo trên toàn cầu.

6. VxWorks

Giá 190.000 USD (khoảng

VxWorks.

Thực chất, hệ điều hành thời gian thực (RTOS) vẫn là một hệ điều hành, nhưng chức năng chính của nó là xử lý tất cả các loại thông tin ngay lập tức: không có độ trễ và không có lỗi. Loại hệ điều hành này chủ yếu được sử dụng trong các ngành đặt an toàn và an ninh lên mức ưu tiên hàng đầu, chẳng hạn như hàng không vũ trụ và quốc phòng, y học, viễn thông, robot, giao thông vận tải và điện tử gia dụng. Ngoài ra, các lỗi phần mềm trong RTOS thường được diệt trừ hoàn toàn.

Một số RTOS đáng chú ý là Windows Embedded Compact, RTLinux, LynxOS và Blackberry QNX. Tuy nhiên, khi nói đến RTOS đắt tiền nhất thì không thể không nhắc tới Wind River Systems VxWorks.

Được phát hành lần đầu vào năm 1987, VxWorks là mắt xích quan trọng trong việc phát triển và cải tiến công nghệ trong những năm qua, bao gồm robot ASIMO, tàu thăm dò vũ trụ NASA Juno, tàu vũ trụ Mars Reconnaissance Orbiter và máy bay Boeing 787,…VxWorks dựa trên Ada, C, C++, Java và có một kernel đa tác vụ, framework xử lý lỗi và cơ chế chồng giao thức để hỗ trợ cả 2 giao thức IPv4 và IPv6.

7. Source

Giá: 200.000 USD (khoảng 4,6 tỷ)

Source.

Source do Valve tạo ra, được viết bằng C++, là một phần mềm chuyên dụng để tạo đồ họa 3D trong trò chơi điện tử. Các trò chơi nổi tiếng như Counter-Strike: Source, Half-Life 2 và Left 4 Dead đang sử dụng Source. Vào năm 2015, Valve công bố phiên bản tiếp theo của Source là Source 2, sử dụng một engine vật lý mới cũng như hỗ trợ cho API đồ họa Vulkan.

8. RenderWare

Giá: 240.000 USD (giá 5,52 tỷ)

Mặc dù RenderWare đã bị ngừng phát hành, nhưng sự thật nó vẫn là một trong những dự án phần mềm đắt nhất từng được tạo ra. RenderWare là một phần mềm chuyên tạo đồ họa 3D cho các trò chơi điện tử.

Công cụ kết xuất đồ họa và API 3D này đã được áp dụng vào trong các trò chơi sử dụng máy chơi game Sony (Playstations 2 đến 4), Microsoft (Xbox, Xbox 360 và Xbox One) và Nintendo (Gamecube và Wii). Nó cũng chạy trên Windows và macOS.

9. New World Systems Public Administration Software

Giá: 500.000 USD (khoảng 11,5 tỷ)

New World Systems là phần mềm bảo mật đắt nhất trên thế giới, với mức giá nửa triệu USD. Bên cạnh đó, nó còn được coi là hệ thống bảo mật công cộng an toàn nhất từng được triển khai, hoàn hảo để quản lý và bảo mật dữ liệu cho mọi lĩnh vực (tài chính, nhân sự, phân tích kinh doanh,…).

10. CryEngine 3

Giá: 1,2 triệu USD (khoảng 27,6 tỷ)

CryEngine 3

CryEngine 3 là phiên bản thứ ba của CryEngine, được phát triển bởi Crytek. Các tính năng chính của nó bao gồm LUA Script Driven AI System, công nghệ Uber Shader, Deferred Lighting, color grading (chỉnh sửa màu sắc).

Crysis 2 là game giới thiệu CryEngine 3 đầu tiên vào năm 2009. Lực lượng phòng vệ Úc cũng sử dụng engine game này để huấn luyện hải quân hạ cánh trực thăng trên tàu đổ bộ.

Cha đẻ của CryEngine 3 cho biết, game thủ sẽ không còn phải đau đầu tìm cách nâng cấp máy tính để chơi các game ứng dụng bộ engine này. Họ đã làm mọi cách có thể để những chiếc máy tính không đủ mạnh vẫn có thể chơi được các game đó.

Chủ Nhật, 08/08/2021 14:44
3,18 👨 4.793
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ