Nhiệt độ CPU bao nhiêu là quá nóng?

Bạn có lo lắng về nhiệt độ máy tính? Nhiệt độ quá cao có thể ảnh hưởng đến hiệu suất thiết bị và tuổi thọ ổ cứng. Nhưng làm thế nào để biết khi nào quá nóng hay chỉ là nóng? Nhiệt độ bao nhiêu thì được cho là tốt cho bộ xử lý trung tâm (CPU)? Và dấu hiệu nào bạn nên chú ý khi CPU quá nóng? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau đây nhé.

Máy tính sản sinh nhiệt như thế nào?

Thực tế đơn giản nhiệt là sản phẩm tự nhiên của điện. Bất cứ thứ gì sử dụng năng lượng để tạo chuyển động cho hoạt động như máy tính, động cơ ô tô hoặc cơ thể con người đều dẫn đến sự truyền nhiệt. Tất nhiên lượng điện cần thiết phụ thuộc vào nhiệm vụ được thực hiện.

Các thành phần bên trong máy tính dễ dàng tỏa nhiệt, đáng chú ý là CPU và bộ xử lý đồ họa (GPU) khi dòng điện truyền qua các mạch và gặp phải sự “kháng cự”.

Ép xung tạo ra rất nhiều nhiệt. Đó là do khi vận hành CPU ở tốc độ xung nhịp cao hơn dự định của nhà sản xuất. Bạn có tể tìm ra tốc độ xung nhịp lý tưởng bằng cách truy cập và trang web của nhà sản xuất bộ xử lý.

Lợi ích chính của ép xung là có được hệ điều hành hiệu quả và nhanh hơn nhưng nó cũng đòi hỏi điện áp cao hơn để thực hiện nhiệm vụ. Nhu cầu lớn hơn về điện dẫn đến CPU tỏa nhiều nhiệt hơn.

Chơi game, xem đĩa DVD và Blu-ray, sao lưu, ghi và chia sẻ file cũng như các tác vụ bảo trì hệ thống thông thường, chỉnh sửa và mã hóa đều có thể gây căng thẳng cho CPU. Như bạn có thể tưởng tượng, nếu thực hiện một số nhiệm vụ cùng một lúc, quá nóng là hiện tượng tất yếu.

Một số người dùng cố gắng ngăn điều này bằng cách sử dụng một quy trình được gọi là underclocking, làm giảm sự truyền nhiệt bằng cách thay thế tinh thể dao động bên trong thành phần. Nhưng điều này tự nhiên cũng làm giảm hiệu quả hệ thống.

Cách phát hiện máy tính quá nóng

Cách phát hiện máy tính quá nóng

Mặc dù nhiệt ảnh hưởng đến hiệu suất, nhưng nhiệt độ máy tính hiếm khi cao đến mức gây cản trở việc sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên nếu máy tính có biểu hiện chậm chạp hoặc thường xuyên bị đóng băng, đây là một dấu hiệu chính cho thấy đã vượt quá nhiệt độ hoạt động tối đa của CPU được đề xuất.

Quạt bên trong cũng có thể gây ồn hơn bình thường, điều này có nghĩa là chúng hoạt động nhanh hơn với nỗ lực hạ thấp nhiệt độ bo mạch chủ và bộ xử lý. Nó thực hiện điều này bằng cách thổi khí nóng ra khỏi các bộ phận quan trọng thông qua tản nhiệt (một thành phần dẫn nhiệt tự nhiên được làm bằng nhôm) và ra khỏi vỏ máy tính.

Máy tính có bộ phận fail-safe, giúp tắt các bộ phận quá nóng để ngăn thiệt hại vĩnh viễn do quá nhiệt. Trong một số trường hợp, toàn bộ hệ thống sẽ tắt và từ chối khởi động lại hoàn toàn cho đến khi được làm mát. Thậm chí sau đó nếu có sự cố phần cứng, nó có thể cho phép bạn truy cập vào file nhanh chóng trước khi tắt một lần nữa.

Nếu có thể mở bên trong máy tính, rút phích cắm khỏi nguồn điện chính, sau đó chạm nhẹ vào các bộ phận. Hy vọng những bộ phận này chỉ ở mức khá ấm nhưng đừng quá nóng đến mức không thể chạm vào. Hãy cẩn thận khi thực hiện điều này vì bạn có thể làm thương chính mình hoặc làm hỏng bất cứ thứ gì bên trong máy tính.

Quá nóng hay chỉ nóng?

Đừng hoảng sợ nếu nghe thấy quạt máy tính hoạt động, đây là điều hoàn toàn bình thường. Bất kỳ khi nào CPU, GPU, ổ đĩa cứng (HDD), ổ đĩa quang (DVD hoặc Blu-ray) thực hiện nhiệm vụ “nặng nhọc” nào đều có thể làm tăng nhiệt độ máy tính. Máy tính thường tạo ra nhiệt mà không xảy ra tác động đến việc sử dụng hàng ngày.

Tất nhiên, nếu quạt liên tục chạy ở tốc độ cao, gây ồn ào, đây là dấu hiệu của quá nóng. Tuy nhiên, nếu không nghe thấy tiếng quạt, đây cũng có thể là vấn đề.

Quạt hỏng có thể là nguyên nhân dẫn đến hệ thống quá nóng nhưng có dấu hiệu nào khác để biết máy tính quá nóng không? Đó chính là hiệu suất máy tính.

Bạn có thể nhận thấy máy tính chạy chậm hơn bình thường ngay cả khi thực hiện các tác vụ cơ bản như mở nhiều tab trong trình duyệt hoặc chạy hai chương trình cùng một lúc. Máy tính tự tắt hoặc khởi động lại mà không báo trước. Và tất nhiên, nếu nó đóng băng hoàn toàn và hiển thị lỗi màn hình xanh chết chóc, thì chắc chắn có thứ gì đó không đúng.

Đương nhiên, vấn đề hiệu suất không nhất thiết là do nhiệt độ CPU quá nóng. Các phần mềm độc hại cũng có thể ảnh hưởng đến máy tính, do đó bạn nên sử dụng các biện pháp bảo mật để làm giảm nguy cơ này.

Trên Windows, bạn có thể kiểm tra ứng dụng sử dụng nhiều CPU nhất thông qua Resource Monitor. Chỉ cần tìm kiếm ứng dụng trên máy tính và bạn sẽ thấy chương trình đang chạy trong nền. Đừng lo lắng khi danh sách này nhiều vì điều này hoàn toàn bình thường.

Ngoài quạt hỏng, luồng khí kém do các vị trí của các bộ phận hoặc tắc nghẽn lỗ thông hơi cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng quá nhiệt. Bạn để máy tính ở đâu? Không gian kín có thể làm tăng nhiệt, môi trường xung quanh bụi có thể làm tắc nghẽn các lỗ thông hơi.

Vậy CPU nên ở nhiệt độ bao nhiêu?

Máy tính được thiết kế để hoạt động với công suất tối đa ở nhiệt độ phòng, là căn phòng thoải mái, không quá nóng cũng không quá lạnh. Nói thì đơn giản, nhưng mỗi người đều thích nhiệt độ phòng khác nhau.

CPU nên ở nhiệt độ bao nhiêu

Vậy nhiệt độ máy tính bình thường là bao nhiêu? Về khoa học mà nói, nhiệt độ phòng xung quanh là từ 20°C/68°F đến 26°C/79°F, trung bình ở khoảng 23°C/73°F. Khi nhiệt độ vượt quá 27°C/80°F đều có khả năng gây hại cho máy tính.

Nhiệt độ lạnh chắc chắn không gây nguy hiểm như nhiệt độ quá cao. Nhiệt độ ở dưới mức 20°C/68°F không cần phải lo lắng.

Một nhiệt kế thủy ngân đơn giản có thể cung cấp cho bạn một thước đo chính xác nhiệt độ phòng.

Sẽ rất tốt nếu thường xuyên chú ý đến CPU. Bạn có thể truy cập thông qua Basic Input/Output System (BIOS) hoặc Unified Extensible Firmware Interface (UEFI). Đây là hệ thống cơ bản hướng dẫn phần cứng tải hệ điều hành, ngay sau khi bật nguồn máy tính.

CPU sẽ chạy ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ phòng, vì vậy đừng lo lắng khi thấy con số này cao hơn. Bạn có thể tham khảo tài liệu hệ thống để biết khi nào CPU quá nóng vì nó thuộc vào điều kiện phần cứng dự định hoạt động bình thường.

Vậy CPU có thể nóng đến mức nào? Nói chung, bộ xử lý không nên chạy ở nhiệt độ cao hơn 75°C/167°F.

Cách duy trì nhiệt độ CPU an toàn

Giữ cho môi trường máy tính mát mẻ là điều quan trọng. Bạn có thể thực hiện các việc đơn giản như mở cửa sổ gần đó hoặc đặt một chiếc quạt ở gần máy tính.

Các giải pháp đơn giản khác như thay đổi môi trường xung quanh. Ví dụ, di chuyển máy tính đến phòng mát hơn vào màu hè. Bạn có thể sử dụng bình khí nén để thông lỗ thông hơi.

Laptop dễ làm mát hơn máy tính để bàn nhưng chúng cũng dễ tạo nhiệt hơn do tản nhiệt nhỏ hơn và lỗ thông hơi hẹp hơn.

Nếu lo ngại CPU quá nóng, bạn có thể lắp quạt riêng. Thay thế quạt bên trong tương đối đơn giản nhưng đối với một số model việc tháo vỏ máy có thể làm mất hiệu lực bảo hành. Quạt laptop và máy tính bảng Windows không dễ dàng thay thế. Và nếu bạn không đủ kinh nghiệm, hãy mang nó ra cửa hàng chuyên nghiệp.

Nhiệt độ lý tưởng cho máy tính là bao nhiêu?

Lý tưởng nhất là phòng của bạn nên ở khoảng 23°C/73°F, nhưng nhiệt độ vượt quá 27°C/80°F đều có thể gây hại cho máy tính.

Nhiệt độ hoạt động bình thường của CPU là bao nhiêu? Bộ xử lý không nên nóng hơn 75°C/167°F, cũng không lạnh hơn 20°C/68°F.

Có rất nhiều điều bạn có thể làm để giữ cho PC mát mẻ:

  • Giữ cho PC thông thoáng.
  • Loại bỏ bụi từ lỗ thông hơi và quạt.
  • Cho máy tính thời gian để hạ nhiệt.
  • Tham khảo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Điều quan trọng cần nhớ là các vấn đề với nhiệt độ quá cao rất dễ khắc phục và hiếm khi khó giải quyết trừ khi bạn đặt hệ thống của mình dưới sự căng thẳng đáng kể.

Theo dõi mọi thứ với một ứng dụng theo dõi, kiểm tra nhiệt độ máy tính. Những ứng dụng này sẽ cảnh báo bạn nếu có vấn đề xảy ra.

Thứ Hai, 07/10/2019 08:12
3,616 👨 36.059
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ CPU