Tìm hiểu về ổ cứng HDD

Ổ đĩa cứng (Hard Disk Drive) là thiết bị phần cứng chính và lớn nhất lưu trữ dữ liệu trong máy tính. Hệ điều hành, phần mềm và các file khác được lưu trữ trên ổ cứng HDD.

Ổ cứng đôi khi được gọi là ổ C do Microsoft Windows chỉ định ký tự ổ C theo mặc định cho phân vùng chính trên ổ cứng máy tính.

Mặc dù đây không phải là một thuật ngữ chính xác để sử dụng nhưng nó vẫn phổ biến. Ví dụ, một số máy tính có nhiều ký tự ổ đĩa (ví dụ C, D và E) đại diện cho các khu vực trên một hoặc nhiều ổ cứng. Ổ đĩa cứng cũng có các tên như HDD (tên viết tắt của nó), ổ cứng, đĩa cứng, ổ cứng cố định. Dù được gọi bằng cái tên như thế nào, ổ cứng chính thường chứa thư mục gốc của hệ điều hành.

Các nhà sản xuất ổ cứng HDD

Một số nhà sản xuất ổ cứng HDD phổ biến là Seagate, Western Digital, Hitachi và Toshiba.

Bạn có thể mua các thương hiệu ổ cứng này và ổ cứng từ các nhà sản xuất khác ở cửa hàng hoặc trực tuyến như thông qua trang web riêng của công ty hoặc trên các trang web như Amazon.

Mô tả vật lý ổ cứng HDD

Ổ cứng thường có kích thước của một cuốn sách bìa mềm nhưng nặng hơn.

Cấu tạo ổ đĩa cứng

Các cạnh của ổ cứng có các lỗ ren, được khoan trước để dễ dàng lắp vào khoang ổ đĩa 3,5 inch trong vỏ máy tính. Bạn cũng có thể lắp nó vào khoảng ổ đĩa 5,25 inch lớn hơn với adapter.

Mặt sau của ổ cứng chứa một cổng cho cáp kết nối với bo mạch chủ. Loại cáp được sử dụng (SATA hoặc PATA) phụ thuộc vào loại ổ đĩa nhưng luôn bao gồm trong khi mua ổ cứng. Ngoài ra, ở đây có kết nối nguồn điện từ nguồn cung cấp.

Hầu hết các ổ cứng có cài đặt jumper ở mặt sau, xác định cách bo mạch chủ nhận biết khi có nhiều hơn một ổ cứng. Cài đặt này khác nhau tùy thuộc vào từng ổ cứng, do đó bạn nên kiểm tra với nhà sản xuất ổ cứng để biết thêm thông tin chi tiết.

Cách ổ đĩa cứng hoạt động

Không giống như lưu trữ khả biến RAM, ổ cứng lưu trữ dữ liệu của nó ngay cả khi tắt nguồn. Đây là lý do tại sao bạn có thể khởi động lại máy tính, tắt nguồn ổ cứng HDD nhưng vẫn có thể truy cập vào tất cả các dữ liệu khi bật lại máy.

Bên trong ổ cứng là các sector nằm trên các track, được lưu trữ trên các phiến đĩa xoay. Các phiến đĩa này có đầu từ tính di chuyển bằng cần đầu đọc (actuator arm) để đọc và ghi dữ liệu ổ cứng.

Các loại ổ đĩa cứng

Ổ cứng máy tính không phải là loại ổ cứng duy nhất và SATA, PATA không phải là cách duy nhất họ có thể kết nối với máy tính. Có nhiều loại kích thước ổ cứng khác nhau, có loại rất nhỏ và có loại thì khá lớn.

Ví dụ, ổ flash thông thường cũng có ổ cứng nhưng không quay như ổ cứng truyền thống. Ổ flash có ổ cứng trạng thái rắn tích hợp và kết nối với máy tính qua USB.

Một ổ cứng USB khác là ổ cứng ngoài, về cơ bản là ổ cứng thông thường được đặt trong vỏ riêng của nó để an toàn tồn tại bên ngoài vỏ máy tính. Chúng thường giao tiếp với máy tính qua USB nhưng một số ổ cứng sử dụng FireWire hoặc eSATA.

Khả năng lưu trữ

Dung lượng ổ đĩa cứng là một yếu tố quan trọng trong việc xác định mua thiết bị cụ thể như laptop hay điện thoại. Nếu khả năng lưu trữ tương đối nhỏ, điều đó có nghĩa là các file sẽ lấp đầy nhanh hơn, trong khi đó ổ cứng có nhiều dung lượng có thể xử lý nhiều dữ liệu hơn.

Chọn ổ cứng dựa trên dung lượng lưu trữ thực sự tùy thuộc vào hoàn cảnh và quan điểm. Ví dụ, nếu cần một máy tính bảng để chứa nhiều video, bạn sẽ cần ổ cứng 64GB thay cho ổ cứng 8GB.

Điều này cũng đúng với ổ cứng máy tính. Nếu lưu trữ nhiều video hoặc hình ảnh HD bạn cần ổ cứng dung lượng lớn. Trong trường hợp định lưu trữ ngoại tuyến, tại nhà, bạn cần mua ổ cứng trong hoặc ổ cứng ngoài có dung lượng lên đến 4TB.

Tác vụ ổ đĩa cứng phổ biến

Một nhiệm vụ đơn giản mà bạn có thể làm với ổ cứng là thay đổi ký tự ổ cứng. Ví dụ, trong khi ổ cứng chính thường được gọi là ổ C và không thể thay đổi, bạn có thể thay đổi ký tự ổ cứng ngoài từ P thành L (hoặc bất cứ chữ cái nào khác được chấp nhận).

Một điều dễ dàng thực hiện với ổ cứng là kiểm tra dung lượng còn trống trên đó. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn gặp vấn đề không gian ổ cứng thấp và để duy trì một hệ thống trơn tru. Bạn có thể gỡ cài đặt chương trình không sử dụng hoặc chương trình quá lớn, xóa file hoặc sao chép chúng ở đâu đó nếu sắp hết dung lượng ổ cứng.

Bạn cần format ổ cứng hoặc phân vùng nó thành các phần trước khi có thể cài đặt hệ điều hành hoặc lưu trữ file. Khi cài hệ điều hành lần đầu thường là khi ổ cứng mới được format và cung cấp hệ thống file. Mặc khác, một công cụ phân vùng ổ đĩa rất hữu ích trong tình huống này.

Khi làm việc với phân mảnh ổ cứng, công cụ chống phân mảnh miễn phí có sẵn có thể giúp giảm tình trạng phân mảnh. Chống phân mảnh ổ cứng đôi khi có thể làm máy tính chạy nhanh hơn.

Vì ổ cứng là nơi lưu trữ tất cả dữ liệu trong máy tính nên khi bán ổ cứng hoặc cài đặt lại hệ điều hành mới, bạn nên xóa dữ liệu khỏi ổ đĩa một cách an toàn.

Khắc phục sự cố ổ đĩa cứng

Ổ cứng trong máy tính được sử dụng nhiều lần, mỗi lần làm một việc gì đó liên quan đến việc đọc hoặc ghi dữ liệu vào đĩa. Cho nên rất bình thường khi ổ cứng gặp vấn đề.

Một trong những vấn đề phổ biến nhất là ổ cứng gây ra tiếng ồn và bước đầu tiên trong việc khắc phục sự cố ổ cứng là kiểm tra ổ cứng.

Windows có công cụ tích hợp được gọi là chkdsk, giúp xác định và thậm chí có thể sửa một số lỗi ổ cứng. Bạn có thể sử dụng phiên bản đồ họa của công cụ này trên hầu hết các phiên bản Windows.

Thứ Hai, 13/07/2020 11:07
56 👨 6.687
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kiến thức cơ bản