Network Science (khoa học mạng) và bí ẩn đằng sau thành công của Steve Jobs

Trí tò mò và sự tập trung chính là "điềm báo" cho sự thành công của Jobs.

Gần 5 năm kể từ ngày mất của Steve Jobs.

Kể từ thời điểm đó, những cuốn sách đã được viết và nhiều bộ phim cũng được sản xuất.

Mỗi năm, chúng ta đều tưởng nhớ về những di sản mà Jobs đã để lại và hướng tới việc chia sẻ những bí mật mà ông đã từng sử dụng để xây dựng nên một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới; những thứ như tập trung vào chi tiết, thu hút các nhân tài hàng đầu và duy trì tất cả mọi thứ với tiêu chuẩn cao nhất.

Chúng ta nghĩ rằng chúng ta hiểu thứ làm nên thành công của Steve Jobs.

Nhưng kỳ thực là chúng ta chẳng hiểu gì cả.

Chúng ta gạt bỏ những nguyên tắc tạo nên thành công bằng cách gán chúng với những lời châm biếm về tính cách của họ.

Thứ thường bị bỏ lỡ đó là sự tác động qua lại đầy nghịch lý của hai trong số những phẩm chất có vẻ đối lập của Jobs: sự tập trung đến điên cuồngtrí tò mò chưa bao giờ được thỏa mãn. Chúng không phải là hai điểm mạnh ngẫu nhiên mà là những yếu tố quan trọng nhất dẫn dắt tới những thứ khác.

Steve Jobs

Trí tò mò của Jobs tiếp thêm nhiên liệu cho niềm đam mê và giúp ông có thể dễ dàng nhìn thấu bên trong sự vật, sự việc, chinh phục các kỹ năng, thu nhận giá trị và tiếp xúc với những con người kiệt xuất nhất thế giới mà đã giúp ông hoàn thiện bộ kỹ năng của riêng mình. Trong khi đó, sự tập trung của Jobs lại góp phần mang tất cả những gì mà ông đã tích lũy được tụ hội lại với nhau để hình thành nên một thế giới của những thiết bị điện tử cá nhân.

Tôi không chỉ nói điều này như là một ai đó từng đọc ngấu nghiến tất cả các bài báo, cuộc phỏng vấn và sách nói về sự vĩ đại của Jobs.

Tôi nói điều này như là một người đã từng phỏng vấn rất nhiều nhà khoa học mạng (Network scientist) hàng đầu trên thế giới với một mục đích là tìm hiểu cách mà các mạng lưới (network) đã tạo ra lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh và sự nghiệp.

Biến số đơn giản giải thích điều thực sự tạo nên thành công trong sự nghiệp

Vào tháng 12/2013, tôi đã phỏng vấn một trong những nhà khoa học mạng hàng đầu thế giới. Ông chính là Ron Burt. Trong buổi nói chuyện, ông đã chia sẻ một biểu đồ mà hoàn toàn làm thay đổi hiểu biết của tôi về thành công. Hình ảnh dưới đây chính là phiên bản đã được đơn giản hóa của biểu đồ đó.

Thành công

Điểm mấu chốt ở đây là gì? Theo nhiều nghiên cứu đã được kiểm duyệt bởi hội đồng chuyên gia và các cá nhân có uy tín trong lĩnh vực này thì nằm trong một mạng mở (open network) thay vì một mạng đóng (closed network) đơn giản là công cụ dự báo tốt nhất của thành công trong sự nghiệp.

Ở biểu đồ trên, càng nằm ở phần bên phải - hướng về mạng đóng - và bạn càng nghe đi nghe lại nhiều lần cùng một ý tưởng thì nó càng tái khẳng định cho những gì bạn tin. Ở phần bên trái hướng về mạng mở, những ý tưởng mới càng được khai phá thì mọi người càng có khả năng sẽ thành công hơn so với những người nằm trong vùng mạng đóng.

Thực tế, nghiên cứu chỉ ra rằng phân nửa sự khác biệt đã được đoán trước của một sự nghiệp thành công (chẳng hạn như thăng tiến, tiền lương, sự công nhận...) là do chính biến số này tạo nên.

Bạn đã bao giờ trải qua những khoảnh khắc nghe một thứ gì đó hấp dẫn tới mức mà bạn cần biết nhiều hơn, hơn nữa, còn điên cuồng tới mức mà bạn phải vứt bỏ những niềm tin cốt lõi của mình để chấp nhận ý tưởng mới đó?

Tôi đã từng có những khoảnh khắc như vậy. Nhưng trong tất cả những cuốn sách mà tôi đã đọc về phát triển bản thân, thành công trong sự nghiệp, kinh doanh hay về Steve Jobs thì điều này chưa bao giờ xuất hiện.

Tôi phân vân rằng, "Làm sao có thể xảy ra việc cấu trúc mạng lưới các mối quan hệ của một người lại trở thành một sự tiên đoán mạnh mẽ về thành công trong sự nghiệp của họ?"

Mạng đóng tác động tới sự nghiệp của bạn như thế nào?

Để hiểu rõ được sức mạnh của các mạng mở thì trước hết, phải hiểu được tác động của mạng đóng.

Đa phần ai cũng dành sự nghiệp của mình trong những mạng đóng – mạng lưới mà tất cả mọi người trong đó đều đã quen biết lẫn nhau. Mọi người thường làm việc trong cùng một ngành, chung một tôn giáo và đảng phái chính trị. Trong một mạng đóng, hoàn thành mọi việc dễ dàng hơn bởi vì bạn đã xây dựng được lòng tin, bạn biết tất cả những thuật ngữ tắt và các quy tắc ngầm. Mạng đóng cũng rất thoải mái bởi vì các thành viên có cùng cách nhìn nhận thế giới mà góp phần làm vững chắc cho quan điểm riêng của bạn.

Để hiểu lý do tại sao mọi người lại dành phần lớn thời gian cho mạng đóng thì hãy cùng xem xét điều gì xảy ra khi một nhóm gồm những người lạ ngẫu nhiên được tập hợp lại với nhau:

Mạng đóng và mạng mở

David Rock – nhà sáng lập của học viện lãnh đạo Neuroleadership Institute – một tổ chức hàng đầu thế giới sử dụng các nghiên cứu thần kinh học để giúp đỡ các nhà lãnh đạo thành công đã giải thích quá trình này như sau: Chúng tôi phát triển vấn đề bằng cách phân mọi người thành hai nhóm: (1) ingroup là những người cùng chung quyền lợi và outgroup là những người ngoài nhóm, khác nhau về mọi thứ. Đa phần các thành viên thuộc vào nhóm outgroup và số ít còn lại nằm trong nhóm ingroup. Điều này sẽ giúp xác định liệu rằng chúng ta có quan tâm tới người khác, hỗ trợ hay phản bác lại họ. Quá trình này là một hệ quả của lịch sử tiến hóa loài người khi chúng ta vẫn còn sống trong những nhóm nhỏ và những người lạ mà chúng ta không quen biết thì cũng không được tin tưởng.

Thông qua việc hiểu rõ quá trình này, chúng ta có thể bắt đầu hiểu lý do tại sao thế giới lại diễn ra theo cách vốn dĩ của nó. Chúng ta sẽ hiểu tại sao Đảng dân chủ và Đảng cộng hòa không thể thông qua các dự luật mà mang lại lợi ích hiển nhiên đối với xã hội. Chúng ta sẽ hiểu tại sao các tôn giáo phải trải qua những cuộc xung đột trong lịch sử và hiểu tại sao chúng ta lại có "bong bóng", khủng hoảng và các xu hướng mang tính chất nhất thời.

Sức mạnh đáng kinh ngạc và nỗi đau của các mạng mở

Mọi người ở trong mạng mở các các cơ hội và thử thách riêng. Bởi vì họ là một phần của rất nhiều nhóm nên họ có các mối quan hệ, trải nghiệm và kiến thức độc nhất mà những người trong các nhóm khác không hề có.

Thử thách đó là nó có thể dẫn tới cảm giác như là một người ngoài cuộc do kết quả của việc bị hiểu nhầm và bị đánh giá thấp mà căn nguyên là do chỉ có ít người hiểu được lý do tại sao bạn nghĩ về những gì bạn làm. Thử thách đó là nó cũng yêu cầu một sự khác biệt có thể đồng hóa và những góc nhìn thế giới đối lập với một quan điểm khác.

Trong The Matrix (Ma trận) cũng đồng thời là một trong những bộ phim yêu thích nhất của tôi có một nhân vật chính tên là Neo. Neo đã được đặt trong một thế giới hoàn toàn mới . Một khi bước vào, anh không thể quay trở lại. Anh là một "kẻ ngoại đạo" trong nhóm người hoàn toàn mới này và anh cũng là "kẻ ngoại đạo" trong thế giới cũ đã từng sống. Neo đã có những trải nghiệm mà tất cả những người anh đã từng gặp không bao giờ hiểu được. Đây cũng chính là hiện tượng sẽ xảy ra khi chúng ta gia nhập vào một thế giới gồm toàn những người mới.

Mặt khác, có một mạng mở cũng đem lại rất nhiều cơ hội lớn:

  • Nhiều quan điểm chính xác hơn về thế giới. Mạng mở cung cấp cho mọi người khả năng lĩnh hội thông tin từ những người khác nên các lỗi sai sẽ tự động được sửa chữa. Một nghiên cứu bởi Philip Tetlock đã chỉ ra rằng mọi người trong các mạng mở là những người có khả năng dự đoán tốt hơn so với người trong mạng đóng.
  • Khả năng kiểm soát thời điểm thông tin được chia sẻ. Mặc dù không phải là những người đầu tiên được nghe thông tin nhưng họ có thể là những người đầu tiên phát tán thông tin đó sang những nhóm khác. Kết quả, họ đã tận dụng được lợi thế của người tiên phong.
  • Khả năng đóng vai trò như là thông dịch viên/người kết nối giữa các nhóm. Họ có thể tạo ra giá trị bằng cách phục vụ như là người trung gian và liên kết hai người hoặc tổ chức mà có thể giúp đỡ lẫn nhau mà thường họ không thể chủ động kết nối với nhau được.
  • Nhiều ý tưởng đột phá hơn. Brian Uzzi, giáo sư Khoa Lãnh đạo và Thay đổi có tổ chức tại trường quản trị Kellogg đã thực hiện một cuộc điều tra có tính bước ngoặt khi ông đã đào sâu 10 triệu nghiên cứu học thuật trong lịch sử. Ông đã tiến hành so sánh các kết quả của họ bằng một loạt các trích dẫn (liên kết từ những bài báo nghiên cứu khác) mà họ nhận được và các bài báo khác mà họ đã tham chiếu. Cuối cùng, một mô hình ấn tượng đã được gợi mở. Những nghiên cứu được xếp vào top đầu luôn đi kèm các tài liệu tham khảo, trong đó 90% theo tiêu chuẩn và 10% không đúng tiêu chuẩn (chẳng hạn như tham chiếu từ các lĩnh vực khác). Quy luật không thay đổi theo thời gian và qua các lĩnh vực. Những người với mạng mở có thể dễ dàng hơn trong việc tạo ra các kết hợp khác với truyền thống.

Xem xét lại thành công của Steve Jobs

Như là kết quả của việc theo đuổi sự tò mò trên nhiều lĩnh vực trong suốt cuộc đời, Steve Jobs đã phát triển một góc nhìn, bộ kỹ năng và network vô cùng độc đáo; một góc nhìn mà chưa từng một ai trong ngành công nghiệp máy tính có được. Ông đã biến những lợi thế không ai có này thành một công ty lớn nhất trên thế giới nhờ khả năng tập trung cao độ. Tại Apple, Jobs cũng tiến hành loại bỏ những con người, sản phẩm và hệ thống mà không thuộc vào hạng "đẳng cấp thế giới".

Bí mật thành công của Steve Jobs

Khá nhiều người nhanh chóng gán một vài giai đoạn trong cuộc đời Steve Jobs là những năm tháng "lạc lối" hay "hoang tàn". Tuy nhiên, khi xem xét lại cuộc đời ông trong sự hồi tưởng thì chúng ta sẽ thấy những nhánh rẽ đó lại đóng vai trò mấu chốt tạo nên thành công của "cha đẻ" Apple.

Điều được cho là "ma thuật" của Steve Jobs hay những lời châm biếm về tính cách của ông đã trở thành những nguyên tắc lặp đi lặp lại mà tất cả chúng ta có thể áp dụng.

Từ lợi thế này, chúng ta có thể bắt đầu hiểu được câu trích dẫn sau trong một cuộc phỏng vấn với Steve Jobs tại Wired vào năm 1995:

Sáng tạo chỉ là việc kết nối mọi thứ. Khi bạn hỏi những người sáng tạo bằng cách nào mà họ đã làm được thứ gì đó thì họ sẽ cảm thấy có một chút tội lỗi bởi vì họ không thực sự làm ra nó, họ chỉ nhìn thấy nó mà thôi.

Sau một khoảng thời gian, điều này dường như rõ ràng với họ. Đó là bởi vì họ có thể kết nối các trải nghiệm mà họ có và tổng hợp lại thành những thứ mới. Và lý do mà họ có thể làm được điều đó chính là vì họ có nhiều trải nghiệm hơn hoặc họ nghĩ nhiều hơn về các trải nghiệm của mình hơn những người khác.

Không may rằng, trải nghiệm là một loại hàng hóa quá hiếm. Nhiều người trong lĩnh vực này chẳng hề có sự đa dạng như vậy.

Thế nên, họ không có đủ các chấm để kết nối và họ kết thúc với những đáp án rất thẳng mà không hề có góc nhìn mở rộng về vấn đề. Sự hiểu biết về trải nghiệm của con người càng cởi mở thì chúng ta càng có các thiết kế tuyệt vời hơn.

"Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ"

Trong suốt tiến trình phát triển của nhân loại, tất cả các xã hội bao gồm xã hội của chúng ta hiện nay đều tạo ra những bí ẩn mà có cùng một điểm chung đó chính là hành trình của anh hùng.

Theo Joseph Campbell – người sáng tạo ra thuật ngữ này thì hành trình sẽ trông như sau:

Mọi thứ diễn ra rất tuyệt vời. Bạn cảm thấy bình thường và thoải mái. Sau đó, có thứ gì đó xảy ra và bạn thay đổi. Bạn bắt đầu cảm thấy mình như là một "kẻ ngoại đạo" trong nền văn hóa đang sống. Bạn che giấu những phần khác biệt trong con người mình để hòa hợp với mọi người nhưng điều đó chẳng hề giúp ích. Bạn cảm thấy có giọng nói kêu gọi bạn ra đi để thực hiện những ước muốn của mình nhưng hành động ấy không thực sự chắc chắn. Thế nên, ban đầu, bạn có chút ngập ngừng.

Cuối cùng, bạn quyết định liều lĩnh. Bạn trải qua vô vàn khó khăn khi học cách điều khiển thế giới mới. Cuối cùng, bạn vượt qua được những thử thách đó. Sau đó, bạn quay trở lại nền văn hóa - nơi bạn được sinh ra và tạo ra một ảnh hưởng vô cùng lớn thông qua việc chia sẻ những sự thấu hiểu mà mình đã học được cho mọi người.

Bí ẩn trong hành trình của anh hùng được ghi dấu ấn trong tất cả mọi thừ từ những bộ phim cổ điển về xã hội của chúng ta (chẳng hạn như Star Wars - Chiến tranh giữa các vì sao) cho tới những anh hùng mà chúng ta ca ngợi (chẳng hạn như Steve Jobs) bởi vì nó đã đánh mạnh vào những điểm then chốt nhất trong lịch sử nhân loại.

Lĩnh vực khoa học mạng đã chỉ cho chúng ta hai thứ: (1) Hành trình của anh hùng là sơ đồ thiết kế cho việc tạo ra thành công trong sự nghiệp(2) tất cả chúng ta đều có thể trở thành anh hùng. Nó sẽ đòi hỏi một chút lòng trung thành khi bạn đi theo tiếng gọi trái tim và trí tò mò để bước vào những thế giới chưa hề được biết đến. Và như Steve Jobs đã từng nói: "Bạn không thế kết nối các chấm khi nhìn về phía trước; bạn chỉ có thể kết nối chúng khi nhìn lại phía sau. Thế nên, bạn phải tin một điều rằng bằng cách nào đó, các chấm ấy sẽ kết nối với tương lai của bạn".

08/09/2016.

Thứ Sáu, 16/03/2018 09:08
53 👨 858
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Steve Jobs