Màu sắc nước tiểu báo hiệu gì về tình trạng sức khỏe của bạn?

Màu sắc nước tiểu báo hiệu gì về tình trạng sức khỏe của bạn? Điều này nghe có vẻ kỳ lạ nhưng mỗi khi đi vệ sinh, bạn có cơ hội tự kiểm tra sức khỏe của bản thân. Bằng cách kiểm tra màu sắc của nước tiểu, bạn có thể biết cơ thể mình có đang hoạt động tốt hay không và có cần đến gặp bác sĩ hay không.

Bài viết này liệt kê 7 màu sắc nước tiểu báo động về tình trạng sức khỏe của bạn, kèm theo một số lời khuyên về những việc bạn cần phải làm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về màu sắc nước tiểu để biết tình trạng sức khỏe của bản thân nhé!

Nước tiểu màu da cam

Nước tiểu màu da cam© Depositphotos

Một số loại thuốc kháng viêm (Azulfidine), thuốc hóa trị và thuốc nhuận tràng có thể gây ra màu da cam cho nước tiểu. Việc hấp thụ quá nhiều vitamin B2 hoặc beta-carotene (trong cà rốt) cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nếu không liên quan gì đến những điều kể trên, bạn cần:

  • Uống nhiều nước hơn. Sự mất nước dễ khiến lượng nước tiểu trong cơ thể bị ứ đọng và thay đổi từ màu vàng đậm sang màu da cam. Chỉ trong vài giờ, nó sẽ trở lại màu vàng bình thường.
  • Kiểm tra mắt của bạn. Nếu thấy màu vàng xuất hiện trong tròng mắt (cùng với nước tiểu màu da cam) thì đó là dấu hiệu báo động gan của bạn đang gặp vấn đề. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé!

Xem thêm: Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn uống nước ngay khi vừa thức dậy?

Nước tiểu màu hồng đỏ

Nước tiểu màu hồng đỏ© Depositphotos

Có thể đáng báo động khi thấy nước tiểu của mình màu hồng hoặc màu đỏ, nhưng điều đó không hẳn nghiêm trọng vì màu sắc là do ảnh hưởng từ thức ăn hoặc thuốc uống mà bạn đã hấp thụ vào cơ thể. Trước khi lo lắng, hãy xem qua một số lý do đằng sau nước tiểu có màu đỏ hồng này:

  • Thực phẩm: Nếu ăn nhiều loại thức ăn có màu đỏ (như củ dền, quả mâm xôi, cherry,...) thì bạn không phải lo lắng. Bởi một số hợp chất làm cho thực phẩm này có màu đỏ sẽ được bài tiết qua nước tiểu sau khi thận thực hiện công việc của mình. Thông thường, màu sắc này sẽ hết vào ngày hôm sau. Nếu không, bạn nên đến gặp bác sĩ.
  • Thuốc uống: Một số loại thuốc kháng sinh nhất định (như Rifadin và Rimactane) dùng để điều trị bệnh lao sẽ làm cho nước tiểu của bạn có màu đỏ. Phenazopyridine (được sử dụng để điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiểu) và thuốc nhuận tràng không phải là nguyên nhân ngoại lệ dẫn đến tình trạng này.
  • Máu: Máu trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiểu, bệnh thận, ung thư hoặc khối u lành tính, các vấn đề về bàng quang và sỏi thận. Nếu thấy bất kỳ cục máu đông nào xuất hiện trong nước tiểu, hãy đi khám bác sĩ ngay.

Nước tiểu màu xanh lá hoặc xanh dương

Nước tiểu màu xanh lá hoặc xanh dương© Depositphotos

Có thể bạn sẽ sốc khi nhìn thấy 2 màu này xuất hiện trong nước tiểu, nhưng nó hiếm khi xảy ra. Nếu có, đó có thể là do:

  • Thực phẩm: Nếu bạn ăn các loại thực phẩm bị nhuộm màu nhân tạo hoặc măng tây thì chẳng có gì phải lo lắng về vấn đề này! Màu xanh lá hoặc xanh dương trong nước tiểu chỉ kéo dài trong khoảng một hoặc hai ngày.
  • Thuốc uống: Một số loại thuốc (như Amitriptyline, Indomethacin và Propofol) có thể gây ra sự thay đổi màu sắc cho nước tiểu.

Lưu ý: Nếu không liên quan đến những điều kể trên, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ. Màu xanh lá cây có thể báo hiệu bệnh nhiễm trùng đường tiểu hiếm gặp do vi khuẩn Pseudomonas gây ra. Hơn nữa, loại vi-rút này có thể gây ra sỏi thận.

Nước tiểu màu nâu

Nước tiểu màu nâu© Depositphotos

Nếu nhận thấy nước tiểu có màu nâu, đó là dấu hiệu của sự mất nước. Tuy nhiên, cũng có một số thực phẩm làm thay đổi màu sắc nước tiểu. Tốt nhất bạn nên kiểm tra kỹ, đặc biệt khi uống nhiều nước mà màu nâu ấy vẫn không biến mất. Bên cạnh đó, nước tiểu màu nâu còn là dấu hiệu cho thấy gan và thận của bạn đang gặp vấn đề.

Lưu ý: Nếu nước tiểu màu nâu xuất hiện kèm theo các dấu hiệu như đau bụng, phát ban và động kinh thì điều này cho biết bạn có khả năng cao bị di truyền. Ngoài ra, máu xuất hiện màu nâu khi phân hủy có thể là dấu hiệu của tình trạng nghiêm trọng hơn như một khối u chẳng hạn.

Nước tiểu sủi bọt

Nước tiểu sủi bọt© Depositphotos

Nước tiểu sủi bọt được xem là bình thường. Nhưng nếu tình trạng này xảy ra liên tục và điều đáng chú ý là sự sủi bọt ngày càng gia tăng, bạn nên đi gặp bác sĩ ngay.

Nước tiểu sủi bọt còn là dấu hiệu cho biết có bao nhiêu lượng protein trong nước tiểu. Bạn cần kiểm tra kỹ bởi nó là dấu hiệu cho thấy chức năng thận đang gặp vấn đề nghiêm trọng.

Nước tiểu trong suốt

Nước tiểu trong suốt© Depositphotos

Nếu nước tiểu hoàn toàn trong suốt thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang uống quá nhiều nước. Điều này có thể gây ra những rủi ro nhất định, quan trọng nhất nó làm loãng lượng muối và gây mất cân bằng hóa học trong cơ thể. Hãy cân nhắc việc uống nước sao cho hợp lý!

Nước tiểu màu vàng nhạt, vàng trong suốt và vàng đậm

Nước tiểu màu vàng nhạt, vàng trong suốt và vàng đậm© Depositphotos

Nước tiểu có những màu sắc này đồng nghĩa với việc bạn không có gì phải lo lắng. Tốt nhất, nước tiểu nên là màu vàng nhạt. Nếu nước tiểu có màu vàng đậm là dấu hiệu cho biết bạn cần uống thêm nước. Chỉ cần ghi nhớ một quy tắc vàng: nếu nước tiểu có màu giống như màu nước chanh thì sức khỏe của bạn đang tốt!

Có bao giờ bạn chú ý đến màu nước tiểu của mình hay không? Bạn nhận thấy nó có màu kỳ lạ? Hãy chia sẻ cùng chúng tôi trong phần bình luận bên dưới nhé!

Tham khảo thêm một số bài viết:

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Năm, 18/01/2018 14:15
52 👨 3.418
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Sức khỏe gia đình