5 kiểu lừa đảo mua sắm trực tuyến phổ biến và phòng tránh

Hiện nay, mua sắm trực tuyến đã và đang trở thành một loại hình kinh doanh được đặc biệt ưa chuộng nhờ vào những sự tiện lợi mà nó mang lại. Không chỉ những kỳ nghỉ lễ, những dịp cuối năm như hiện nay cũng sẽ có sự tăng đột biến về mua sắm trực tuyến do các nhà sản xuất thường có xu hướng đưa ra những chương trình khuyến mãi giảm giá hấp dẫn. Thuận tiện là thế nhưng nhưng mua sắm online cũng ẩn chứa rất nhiều nguy cơ về lừa đảo, đặc biệt là khi lĩnh vực này đang có một sự tăng trưởng quá nhanh chóng, trong khi các nhà quản lý lại dường như chưa theo kịp tình hình và đưa ra được những chế tài hợp lý. Hơn lúc nào hết, mỗi chúng ta buộc phải trở thành những người tiêu dùng thông thái để bảo vệ chính lợi ích của bản thân mình. Các báo cáo về các hành vi trộm cắp thông tin cá nhân và gian lận thẻ tín dụng đã gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây, đặc biệt là mùa mua sắm. Cũng dễ hiểu thôi bởi nhiều khi chúng ta thường bị đánh lừa bởi sự hấp dẫn từ các món hàng giảm giá mà bỏ qua các vấn đề về bảo mật. Nói như vậy không có nghĩa là bạn nên hạn chế mua sắm trực tuyến. Như đã nói, phương thức mua sắm này là rất văn minh và cực kỳ tiện lợi. Tuy nhiên, sẽ là tốt hơn nếu bạn có hiểu biết về những trò gian lận phổ biến thông qua thương mại điện tử, cũng như đảm bảo biết cách thực hiện các bước cần thiết để bảo vệ bản thân khỏi các mối đe dọa trực tuyến.

Lừa đảo mua sắm trực tuyến

Dưới đây là năm trong số những phương thức lừa đảo mua sắm trực tuyến phổ biến nhất trong những năm gần đây,cùng với các mẹo về cách phòng tránh mà bạn có thể áp dụng trong từng trường hợp cụ thể.

Thẻ giảm giá, phiếu quà tặng

73% người tiêu dùng được hỏi đã nói rằng họ sẽ cố gắng kiếm được một thẻ quà tặng trong mùa mua sắm này. Điều đó có nghĩa là có rất nhiều người đang cố gắng tìm kiếm những tấm thẻ quà tặng hay chiếc phiếu giảm cho bạn bè và gia đình của mình. Thật không may, nhưng kẻ lừa đảo cũng thừa thông minh để nhận ra mong muốn cũng như tâm lý chung của người tiêu dùng trong mùa mua sắm.

Thẻ giảm giá, phiếu quà tặng

Hầu hết các ưu đãi thẻ quà tặng và phiếu giảm giá trực tiếp từ các nhà bán lẻ là hợp pháp, nhưng người mua sắm trực tuyến vẫn nên cảnh giác với những kẻ lừa đảo sử dụng các tin quảng cáo giả mạo thẻ quà tặng để ăn cắp thông tin hay thậm chí là tiền từ những người nhẹ dạ cả tin.

Một trong những cách tốt nhất để xác định xem việc thẻ quà tặng được cung cấp là thật hay giả chính là để ý xem liệu nó có yêu cầu bạn phải cung cấp các thông tin cá nhân quan trọng như mã thẻ ngân hàng hay không. Các nhà bán lẻ, các công ty hay các ngân hàng kinh doanh trong sạch đương nhiên là sẽ không yêu cầu bạn phải đưa ra được những thông tin này thì mới nhận được phiếu giảm giá. Nếu bạn nhận thấy rằng phiếu mua hàng hay thẻ giảm giá này yêu cầu quá nhiều thông tin, hãy xóa email đó ngay lập tức. Nếu nó không yêu cầu thông tin ngân hàng thì cũng có khả năng cao là an toàn, nhưng bạn vẫn nên tìm kiếm các đề nghị hoặc gọi cho nhà bán lẻ để đảm bảo phiếu quà tặng đó là có thật.

Các liên kết đáng ngờ trong email

Các liên kết đáng ngờ trong email

Tiếp thị qua email đã trở thành một trong nhiều cách thức phổ biến mà các nhà bán lẻ sử dụng để tiếp cận hoặc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về các ưu đãi đặc biệt và trong mùa lễ. Giống như thẻ quà tặng và phiếu giảm giá, hầu hết các email bạn nhận được từ các nhà bán lẻ mùa này sẽ là các thông tin có thật, nhưng cũng có thể là một mánh khóe lừa đảo thực sự tinh vi. Công việc của bạn sẽ vẫn là cẩn thận và suy xét thật kỹ.

Nếu bạn nhận được một email thông báo tặng phiếu mua hàng từ một trang web mà bạn không nhận ra, đừng nhấp vào bất cứ liên kết nào trong email đó. Kẻ lừa đảo sẽ sử dụng các liên kết độc hại trong email mua sắm giả mạo để đưa người dùng đến các trang web yêu cầu thông tin cá nhân. Đây có thể được quy về một hành vi trộm cắp danh tính. Ngoài ra, nguy hiểm hơn, những trang web này cũng có thể được sử dụng bởi các hacker nhằm phát tán mã độc hoặc cài đặt phần mềm ransomware (phần mềm tống tiền) trên thiết bị của bạn.

Giải pháp ở đây là nếu bạn nhận thấy các thông tin trên email đó có những điểm nghi vấn, hãy thử tìm kiếm một chút thông tin trên Google xem sao. Nếu đó là một thỏa thuận thực sự từ đến một công ty hợp pháp, bạn có thể sẽ tìm thấy các thông tin liên quan trên Internet. Nếu không, có thể bạn cũng sẽ tìm thấy một hoặc hai kết quả cho thấy đó là lừa đảo. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử dò tìm người gửi hoặc gọi đến các tổng đài dịch vụ khách hàng để tìm hiểu xem công ty đó có hợp pháp hay không.

Trang web giả mạo

Trang web giả mạo

Mã giảm giá (coupon) là một vật phẩm không lấy gì làm xa lạ đối với những người thường xuyên mua sắm online. Săn và sử dụng mã phiếu giảm giá là một cách tuyệt vời để bạn tiết kiệm những khoản tiền khi mua sản phẩm, nhưng cách bạn có được chúng có thể dẫn đến rắc rối nếu bạn tìm kiếm các giao dịch từ những nguồn sai.

Rất nhiều trang web hứa hẹn tặng cho bạn nhiều phiếu thưởng miễn phí khi bạn điền vào "khảo sát nhanh". Điều này dường như vô hại, nhưng trang đích đến của mẫu khảo sát thường được thiết kế để thu thập thông tin cá nhân từ bạn hoặc cài đặt phần mềm độc hại trên thiết bị của bạn.

Để tránh kiểu lừa đảo này, bạn phải xác định được trang web tặng phiếu thưởng mà bạn quan tâm xem độ tin cậy của nó là bao nhiêu. Có thể tìm kiếm tên trang web đó trên Facebook hoặc các thông tin liên quan trên Google. Quan trong nhất là phải xem được nó có phải là trang web đã được xác minh hay không. Nếu bạn không thấy dấu tích màu xanh kèm theo tên của trang web trên trang Facebook của nó, có nghĩa là trang web đó không được ủy quyền và có thể là lừa đảo. Dấu tích sẽ có màu xanh hoặc xám tùy thuộc vào cách trang đó được đánh giá bởi các tiêu chuẩn xác minh của Facebook, nhưng cả hai màu đều cho thấy đó là một trang đã được xác thực. Bạn cũng nên xem cấu trúc URL của trang web nơi các coupon được liên kết đến xem có gì bất thường hay không và cố gắng tránh truy cập vào các trang web có tên miền lạ, không đáng tin cậy.

Hack tài khoản mua sắm

Hack tài khoản mua sắm

Đã có không ít những vụ bê bối liên quan đến rò rỉ thông tin khách hàng của các trang web thương mại điện tử. Trên thực tế, các trang web mua sắm chính là mục tiêu ưa thích của các hacker muốn đánh cắp và bán thông tin khách hàng. Thay vì trông chờ cả vào những hàng rào bảo mật của nhà bán lẻ, chính bạn cũng phải có những biện pháp để bảo vệ mình. Ví dụ, hãy sử dụng tên người dùng và mật khẩu khác nhau cho mỗi tài khoản bạn giao dịch với một nhà bán lẻ trực tuyến. Sử dụng các tài khoản email khác nhau để mua sắm trực tuyến cũng là một ý tưởng thông minh để tránh bị mất tất cả thông tin. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế đến mức tối đa việc liên kết các thông tin đăng nhập tài chính và ngân hàng của mình với các tài khoản mạng xã hội hay tài khoản mua sắm.

Một cách thông minh khác để giữ cho các thông tin tài chính cá nhân của bạn được an toàn hơn là sử dụng thẻ trả trước cho các giao dịch mua hàng trực tuyến trong mùa mua sắm, thay vì sử dụng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng cá nhân của mình.

Mã độc hại

Mã độc hại

Một cách khác mà những kẻ lừa đảo có trình độ thường sử dụng đối với những người tiêu dùng nhẹ dạ cả tin là thông qua các trang độc hại và cài đặt phần mềm độc hại định tuyến lại trên thiết bị của bạn. Thông thường, bạn sẽ có nguy cơ gặp phải hình thức lừa đảo này thông qua các liên kết độc hại được gửi tới bạn qua email hoặc văn bản hoặc khi bạn vô tình nhập vào URL sai trong khi cố truy cập vào một trang web cụ thể. Khi bạn đã truy cập vào một trong các trang web này, trang đó tự động cài đặt phần mềm độc hại hoặc chuyển hướng bạn đến các trang web giả mạo khác.

Cách tốt nhất để tự bảo vệ mình khỏi loại hình lừa đảo này là chạy các phần mềm bảo mật trên thiết bị của mình. Các phần mềm này sẽ giúp ngăn chặn và xóa các mã độc hại cũng như phần mềm gián điệp khỏi thiết bị của bạn. Bước tiếp theo là luôn phải cập nhật cho trình duyệt của mình lên phiên bản mới nhất và tránh xa Internet Explorer, trình duyệt này đã được chứng mình là dễ bị tấn công hơn. Bạn cũng nên theo dõi những thay đổi đáng ngờ trên các trang web mà mình truy cập thường xuyên. Các trang web giả thường sẽ có chất lượng thấp hơn nhiều so với các trang web thực và có bản sao hoặc trục trặc lạ mà bạn sẽ không thể nhìn thấy trên các trang web thực sự của các tổ chức tài chính hoặc các nhà bán lẻ lớn.

Xem thêm:

Thứ Tư, 05/12/2018 11:25
52 👨 1.184
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Giải pháp bảo mật