Trắc nghiệm về lập trình C

Ngôn ngữ C là một ngôn ngữ mệnh lệnh được phát triển từ đầu thập niên 1970 bởi Dennis Ritchie để dùng trong hệ điều hànhUNIX. Từ đó đến nay ngôn ngữ C dần được phát triển rộng rãi trên nhiều hệ điều hành khác nhau. Đây là một trong những ngôn ngữ lập trình được các lập trình viên yêu thích sử dụng. Nếu bạn là người yêu thích ngôn ngữ lập trình này có thể thử tài hiểu biết của mình qua những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây của chúng tôi.

Câu 1: Ngôn ngữ lập trình C được Dennish phát triển dựa trên ngôn ngữ lập trình nào:

A. Ngôn ngữ B.
B. Ngôn ngữ BCPL.
C. Ngôn ngữ DEC PDP.
D. Ngôn ngữ B và BCPL.

Câu 2: Ngôn ngữ lập trình được Dennish đưa ra vào năm nào?

A. 1967.
B. 1972.
C. 1970.
D. 1976.

Câu 3: Ngôn ngữ lập trình nào dưới đây là ngôn ngữ lập trình có cấu trúc?

A. Ngôn ngữ Assembler.
B. Ngôn ngữ C và Pascal.
C .Ngôn ngữ Cobol.
D. a, b và c.

Câu 4: Những tên biến nào dưới đây được viết đúng theo quy tắc đặt tên của ngôn ngữ lập trình C?

A. diem toan
B. 3diemtoan
C. _diemtoan
D. -diemtoan

Câu 5: Một biến được gọi là biến toàn cục nếu:

A. Nó được khai báo bên trong tất cả các hàm, ngoại trừ hàm main().
B. Nó được khai báo ngoài tất cả các hàm kể cả hàm main().
C. Nó được khai báo bên ngoài hàm main().
D. Nó được khai báo bên trong hàm main().

Câu 6: Một biến được gọi là một biến địa phương nếu:

A. Nó được khai báo bên trong các hàm hoặc thủ tục, kể cả hàm main().
B. Nó được khai báo bên trong các hàm ngoại trừ hàm main().
C. Nó được khai báo bên trong hàm main().
D. Nó được khai báo bên ngoài các hàm kể cả hàm main().

Câu 7: Nếu x là một biến toàn cục và x không phải là một con trỏ thì:

A. Miền nhớ dành cho x có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
B. Miền nhớ dành cho x chỉ có thay đổi bởi những thao tác với x bên trong hàm main().
C. Miền nhớ dành cho x sẽ thay đổi bởi những thao tác với x trong tất cả các hàm, kể cả hàm main().
D. Miền nhớ giành cho x không bị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

Câu 8: Kiểu dữ liệu nào dưới đây được coi là kiểu dữ liệu cơ bản trong ngôn ngữ lập trình C:

A. Kiểu double.
B. Kiểu con trỏ.
C. Kiểu hợp.
D. Kiểu mảng.

Câu 9: Giả sử a, b là hai số thực. Biểu thức nào dưới đây viết không đúng theo cú pháp của ngôn ngữ lập trình C:

A. (a+=b).
B. (a*=b).
C. (a=b).
D. (a&=b).

Câu 10: Giả sử a và b là hai số thực. Biểu thức nào dưới đây là không được phép theo cú pháp của ngôn ngữ lập trình C:

A. (ab).
B. (a-=b).
C. (a>>=b).
D. (a*=b).

Câu 11: Xâu định dạng nào dưới đây dùng để in ra một số nguyên hệ 16:

A. “%d”.
B. “%x”.
C. “%i”.
D. “%u”.

Câu 12: Xâu định dạng nào dưới đây dùng để in ra một số nguyên ở hệ 8:

A. “%ld”.
B. “%x”.
C. “%o”.
D. %u”.

Câu 13: Xâu định dạng nào dưới đây dùng để in ra một kí tự:

A. “%f”.
B. “%x”.
C. “%s”.
D. “%c”.

Câu 14: Xâu định dạng nào dưới đây dùng để in ra một số nguyên dài:

A. “%ld”.
B. “%x”.
C. “%d”.
D. “%o”.

Đáp án:

1. D
2. B
3. B
4. C
5. B
6. A
7. D
8. A
9. D
10.C
11.B
12.C
13.D
14.A

Xem thêm:

Thứ Ba, 23/10/2018 14:47
4,34 👨 6.760
0 Bình luận
Sắp xếp theo