Thực tế ảo có gây hại cho mắt không?

VR là một cách để rời khỏi thế giới thực và bước vào một thế giới ảo, nơi bạn có thể làm bất cứ điều gì và đi đến bất cứ đâu mình muốn. Tất cả những gì bạn phải làm để bước vào thế giới ảo này là đeo headset VR, trông giống như một cặp kính bảo hộ lạ mắt, như Oculus Quest 2 hoặc một thiết bị chỉ đơn thuần được làm bằng bìa cứng.

Tuy nhiên, liệu VR có vô tình gây hại cho mắt không?

Tác hại của VR đối với mắt

Sử dụng VR quá nhiều có thể gây mỏi mắt
Sử dụng VR quá nhiều có thể gây mỏi mắt

Dành nhiều thời gian nhìn chằm chằm vào màn hình có thể gây hại cho mắt, và việc sử dụng headset thực tế ảo cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, ảnh hưởng của việc sử dụng VR kéo dài có thể trở nên trầm trọng hơn do màn hình chỉ cách mắt bạn vài cm. Một trong những tác hại phổ biến nhất của VR là gây ra hiện tượng mỏi mắt.

Theo Mayo Clinic, một số dấu hiệu và triệu chứng của mỏi mắt bao gồm đau hoặc ngứa mắt, nhìn thấy bóng, đau đầu và đau cổ. Mặc dù mỏi mắt có xu hướng biến mất khá nhanh mà không ảnh hưởng lâu dài, nhưng cảm giác đó không mấy thoải mái.

Sử dụng VR quá mức đôi khi cũng có thể gây ra một tác hại khác như co giật mắt hoặc cơ. Mặc dù hiện tượng mỏi mắt thường không kéo dài quá lâu, nhưng đôi khi vấn đề co giật mắt có thể kéo dài hàng giờ hoặc thậm chí hàng ngày. Co giật mắt không phải lúc nào cũng có hại, nhưng nó chắc chắn gây khó chịu và mất tập trung.

Nếu bạn đang sử dụng headset VR quá thường xuyên hoặc trong thời gian dài, thì mắt bạn có thể bắt đầu bị mờ - một trong những triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng thị giác máy tính. Theo Workplace Health and Safety, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ gặp phải vấn đề này bằng cách sử dụng quy tắc 20-20-20: Cứ sau 20 phút, hãy nhìn vào một điểm cách xa ít nhất 20 feet (khoảng 6m) trong 20 giây.

VR cũng có thể gây hiện tượng say tàu xe. Nhiều người sử dụng headset VR lần đầu tiên cho biết rằng họ cảm thấy buồn nôn và bị ốm sau đó, giống như lúc bạn bị say tàu xe trước đây khi đi thuyền, lái xe qua chỗ đường xóc mạnh hoặc đi tàu lượn siêu tốc. Hiện tượng say tàu xe xảy ra khi mắt, tai và cơ thể của bạn gửi các thông điệp hỗn hợp đến não, khiến nó không thể hiểu được.

Các game VR khiến bạn cảm thấy hoàn toàn đắm chìm trong một thế giới giả lập, nhưng trong khi cơ thể bạn không chuyển động, bộ não lại nghĩ theo hướng ngược lại. Điều này đôi khi có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và tạo cảm giác như bị say xe.

Làm thế nào để tránh các tác hại của VR?

Dành thời gian nghỉ ngơi hợ lý sẽ giúp tránh những tác động tiêu cực từ việc sử dụng VR
Dành thời gian nghỉ ngơi hợ lý sẽ giúp tránh những tác động tiêu cực từ việc sử dụng VR

Mặc dù rất hữu ích khi biết nguyên nhân tiềm ẩn của những tác động khó chịu này, nhưng điều quan trọng hơn là phải biết cách tránh chúng. Có nhiều cách hiệu quả để giải quyết tình trạng đau mỏi mắt xuất phát từ việc sử dụng thiết bị VR trong thời gian dài, bao gồm tuân theo quy tắc 20-20-20 và điều chỉnh tư thế.

Để tránh mỏi mắt, mờ mắt và các tác dụng phụ khác, hãy nhớ chớp mắt! Mọi người có xu hướng ít chớp mắt hơn khi nhìn chằm chằm vào màn hình kỹ thuật số trên các máy tính truyền thống và VR cũng vậy.

Vì vậy, nếu bạn gặp những hiện tượng này này, hãy tháo headset và xả hơi trong vài phút để cho mắt nghỉ ngơi.

Nếu bạn quá say mê việc nghỉ giải lao có thể khó thực hiện. Nhưng nghỉ ngơi là điều quan trọng để tránh gây bất kỳ tổn thương nào cho mắt. Hãy cố gắng lên lịch nghỉ ngơi vài phút sau mỗi giờ sử dụng headset VR.

Một mẹo khác để đeo headset VR là bạn nên tùy chỉnh nó cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của mình. Mỗi người có một nhu cầu khác nhau, vì vậy bạn sẽ muốn điều chỉnh dây đeo và khoảng cách tiêu cự của tai nghe sao cho cảm thấy thoải mái nhất.

VR có thể mang lại lợi ích cho mắt không?

Bây giờ, bạn đã tìm hiểu về những tác động tiêu cực của VR đối với mắt, hãy xem xét một khía cạnh khác: Liệu VR có thể mang lại lợi ích cho đôi mắt của bạn không? Nếu được sử dụng đúng cách, điều đó là có thể! VR thường được sử dụng trong lĩnh vực y tế để xác định và điều trị một số vấn đề về mắt. Trong một số trường hợp, VR giúp bác sĩ xác định sự mất cân bằng cơ mắt và điều trị chứng giảm thị lực, thiếu nhận thức độ sâu âm thanh nổi và rối loạn chức năng chuyển động.

Vivid Vision là một trong những chương trình trị liệu thị lực sử dụng VR. Cả trẻ em và người lớn đều có thể sử dụng Vivid Vision thoải mái như ở nhà. Một ví dụ tuyệt vời khác về công nghệ VR hỗ trợ chăm sóc mắt là IrisVision, một thiết bị headset VR giúp người khiếm thị nhìn thế giới rõ ràng hơn.

Trong khi đó, liệu pháp VR của Luminopia là phương pháp điều trị được FDA chấp thuận, sử dụng headset VR để giúp trẻ em đối phó với hội chứng mắt lười, tăng cường thị lực và củng cố thêm cho sức khỏe của đôi mắt.

Headset VR cho phép trẻ xem các chương trình truyền hình và phim yêu thích ở dạng đã sửa đổi. Nó chia nội dung thành hai hình ảnh - một hình ảnh dành cho mắt yếu và một hình ảnh dành cho mắt khỏe. Theo thời gian, mắt yếu sẽ được tăng cường sức mạnh và cả hai mắt có thể bắt đầu hoạt động tương đương với nhau.

Liệu pháp VR là một phương pháp điều trị đặc biệt thú vị và hấp dẫn dành cho trẻ em. Thay vì cho trẻ đi phẫu thuật, đeo miếng che mắt hoặc sử dụng thuốc nhỏ mắt, chúng có thể đeo headset VR và vui chơi thoải mái.

Cho dù bạn đang leo lên một tòa nhà chọc trời, khám phá bờ biển California hay chơi một game hành động như Resident Evil 4, VR có thể mang đến những niềm vui bất tận.

Ảnh hưởng của VR đối với mắt phụ thuộc vào cách bạn sử dụng nó. Ở mức độ vừa phải, bạn sẽ có thể tránh được những tác động tiêu cực mà công nghệ này có thể gây ra.

Thứ Hai, 28/03/2022 11:38
54 👨 449
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Trí tuệ nhân tạo (AI)