Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi, và bố Tumblr chỉ có một trên đời

Sau một thập kỉ gắn bó, người sáng lập đồng thời là CEO của dịch vụ blog cá nhân Tumblr David Karp đã nói lời tạm biệt.

Hôm thứ Hai tuần trước, người sáng lập và là CEO của Tumblr David Karp tuyên bố sẽ rời khỏi công ty. Quyết định này được anh đưa ra “sau nhiều tháng suy nghĩ về những tham vọng cá nhân của mình, không ảnh hưởng gì tới hy vọng mà tôi giành cho tương lai của Tumblr cũng như tầm ảnh hưởng của nó”, anh viết trong bức thư tạm biệt, đăng trên chính trang blog cá nhân của mình, David’s Log - cũng là nơi anh thường xuyên đăng bài kể từ khi bắt đầu sự nghiệp với Tumblr năm 20 tuổi.

Bức thư tạm biệt được David chia sẻ trên blog
Bức thư tạm biệt được David chia sẻ trên blog

Theo tờ The Verge, COO và hiện là chủ tịch của Tumblr, Jeff D’Onofio sẽ nắm quyền điều hành trong lúc họ tìm kiếm một CEO mới.

Trên nhiều phương diện, bức tranh mô tả sự nghiệp của Karp cũng khá giống với nhiều người sáng lập startup thành công khác. Anh sáng lập ra Tumblr vào năm 2007, khi anh còn chưa đủ tuổi được uống rượu. Anh hay mặc áo hoodie, được mô tả là người “có kỉ luật cao”, “sớm phát triển nhận thức” và cũng được so sánh với Steve Jobs. Đồng thời anh cũng được nhận xét là thú vị và có chút khác biệt với những người sáng lập startup khác (hay ít nhất là thú vị hơn Mark Zuckerberg).

Xem thêm: 17 điều thú vị về nhà tỷ phú Mark Zuckerberg có thể bạn chưa biết

Anh sống tại Williamsburg, dường như rất thu hút sự chú ý và biến anh trở thành trung tâm của những lời bàn tán vào ngày hoàng kim của Tumblr. Anh từng được gọi là “hipster” (những người có gu vượt ra ngoài các xu hướng bình thường) nhưng đã từ chối cái tên này.

David chia sẻ rất nhiều trên trang blog cá nhân Tumblr của mình, có lần còn công khai hỏi liệu mình có thể dùng từ “nigga” (tiếng lóng chỉ người da đen theo nghĩa tiêu cực) khi nghe một bài rap không. Với một người da trắng thì hỏi như vậy đã là không hay rồi, anh còn là người sáng lập một công ty triệu đô. David nói anh không quan tâm đến tiền, dù anh là một triệu phú.

Những fan cuồng nhất của Tumblr vẫn thường gọi Karp là “daddy”. Điều này cũng dễ giải thích khi anh là người sáng lập website. Tất cả những người sáng lập đều được gọi là cha “father”, một số còn được gọi là “daddy” (gọi bố theo cách thân mật) nhưng hiện tượng “daddy” của Tumblr đôi khi còn mang một sự tôn kính.

Không như CEO của Twitter Jack Dorsey khi tương tác chủ yếu của ông với người dùng chỉ là lờ đi khi họ kêu gọi chặn những người theo chủ nghĩa phát xít mới hay Zuckerberg khi đi một vòng đất nước để nhắc mọi người rằng anh cũng là con người bình thường và không có ý định tranh đua làm tổng thống, David Karp lại được người dùng website của mình rất yêu mến. Họ yêu mến anh tới mức có cả một câu chuyện fanfic đầy lãng mạn có tên “The Daddy Pact” về mối quan hệ giữa anh và Mark Zuckerberg.

Karp như một người bố, hay nói rộng hơn, Karp như một biểu tượng, một hiện tượng kết hợp của sự hài hước và chân thành. Theo một bài đăng được gần 650.000 lượt thích, quy tắc số #1 khi dùng Tumblr là nếu bạn thấy hình của Karp “xuất hiện trên dashboard, bạn phải reblog”. Hình chụp chân trái của David đi tất và đi dép xỏ ngón được hơn 5.000 lượt thích.

Hình David Karp đi tất
Hình David Karp đi tất

Một bài đăng năm 2016 về những thứ mà chỉ “người dùng Tumblr đích thực” mới nhớ gợi nhắc chúng ta rằng trước khi bị Yahoo mua lại, người dùng Tumblr gọi Karp là “daddy” hoàn toàn không hề mang tính châm biếm.

Một bức hình của David Karp được người dùng Tumblr chỉnh sửa
Một bức hình của David Karp được người dùng Tumblr chỉnh sửa: "Bình tĩnh nào Tumblr, Bố về nhà rồi"

Trong buổi phỏng vấn vào năm 2012, David thừa nhận anh không thích biệt danh “daddy”, không phải vì sự sùng bái của mọi người khiến anh khó chịu mà vì anh thấy như vậy “quá nhiều”. Thay vào đó, anh nói “Tôi muốn được gọi là Người sáng tạo (Creator). Tôi nghĩ như thế kêu hơn”. Như nhiều người sáng tạo khác, dường như Karp muốn trở thành mọi thứ với tất cả mọi người.

Với cựu CEO Yahoo Marissa Mayer, anh là một con ngỗng vàng. Với nguyên tổng thống Barack Obama, Karp là người giúp ông quay lại thời niên thiếu của mình. Với những ai thích các câu chuyện startup thành công, Karp chính là người đạt được thành công khi tuổi đời còn trẻ. Với những nhà phê bình ở Silicon Valley, Karp là một đứa trẻ-người lớn với nhận thức kì lạ về thực tại, đại diện cho mọi điều được cho là sai với văn hóa khởi nghiệp. Nhưng với fan của Tumblr, Karp là “daddy”.

Xem thêm: Tại sao Yahoo bỏ 1,1 tỷ USD mua Tumblr là một ý tưởng tuyệt vời?

Sự ngưỡng mộ mà mọi người dành cho Karp dường như xuống dốc không phanh ngay sau khi Yahoo mua Tumblr. Sau khi thương vụ được tuyên bố, hơn 170.000 người dùng kí đơn yêu cầu Karp rút lại quyết định, nói rằng Yahoo sẽ buộc Tumblr phải thay đổi. Sau vụ mua bán, blog ngập tràn những bài viết về “cảm xúc sau khi Yahoo mua Tumblr”. CEO của Yahoo Marissa Mayer phải cố xua đi những mối lo của người dùng bằng cách nói rằng Yahoo có kế hoạch xử lý các nội dung không an toàn - 11% blog trên Tumblr là về khiêu dâm - nhưng sẽ dừng các biện pháp cực đoan như xóa nội dung khỏi website. Một số người dùng còn đăng thông báo giả rằng Tumblr không chỉ nhắm tới nội dung khiêu dâm mà còn muốn xóa cả các trang blog của fan, dù điều này chưa bao giờ xảy ra.

Sau vụ mua bán, nhiều người dùng bắt đầu than khóc về “sự phản bội của bố”. (“Đừng gọi Karp là Daddy nữa, anh ta rõ ràng chỉ là Papi Đại Ca thôi”). Karp cố gắng để website vừa hay như xưa, vừa thu hút nhà quảng cáo. “Chúng tôi cố gắng giữ quyền tự do ngôn luận, hỗ trợ nội dung của người dùng, dù nó là gì”, anh nói sau tuyên bố của Mayer một tháng. Thay vì xóa các trang khiêu dâm, Tumblr bắt đầu gắn một số blog là NSFW (not suitable/safe for work) hoặc Adult (có nội dung người lớn) và bỏ các blog này khỏi kết quả tìm kiếm cả trong và ngoài trang, dẫn tới làn sóng phản đối cả Karp và Tumblr.

Tumblr mất đi sự chú ý vào tay các ứng dụng như Instagram hay Snapchat, Karp cũng không còn là tâm điểm, bài đăng trên blog của anh cũng giảm dần và cuối cùng Yahoo cũng phải thừa nhận thương vụ mua Tumblr không phải là hay lắm.

“Ai còn gọi tôi là “daddy” nữa, tôi sẽ xóa trang ngay”
“Ai còn gọi tôi là “daddy” nữa, tôi sẽ xóa trang ngay”

Chưa biết tương lai Tumblr ra sao khi nó không đạt được mục tiêu doanh thu vài năm qua. Theo The Verge, doanh thu Tumblr mang về cho Yahoo đã mở màn cho “một chuỗi mua bán, sáp nhập”. Tumblr đã trải qua nhiều biến động về tổ chức trong 5 năm vừa qua. Đầu tiên là được Yahoo mua lại với giá hơn 1 tỉ đô-la vào năm 2013. Sau đó Verizon thâu tóm Yahoo, trong đó có Tumblr với giá gần 4,5 tỉ đô-la, kết hợp cả Yahoo và AOL thành Oath.

Chuỗi sự kiện này có thể là một phần nguyên nhân cho quyết định rời bỏ Tumblr của David. Nhưng dù sao đi nữa, cũng sẽ không bao giờ còn có ai trở thành “daddy” của Tumblr được nữa.

Xem thêm: Top 10 mạng xã hội thay thế Facebook (phần 1)

Thứ Tư, 13/12/2017 22:10
56 👨 487
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ