- Cuộc đời kỳ thú của CEO Amazon Jeff Bezos, người vừa soán ngôi giàu nhất thế giới của Bill Gates
- 36 câu nói truyền cảm hứng nổi tiếng làm thay đổi cuộc sống
- Nếu bạn là người hạnh phúc và thành công, đừng bao giờ nói 10 câu này!
Thứ Hai vừa qua ngày 7/8, một gương mặt mới đã ngoi lên vị trí số một trong danh sách những người giàu nhất Trung Quốc.
Theo danh sách tỷ phú của Forbes, Ma Huateng hay còn gọi là Pony, đã vượt qua Jack Ma của Alibaba để trở thành người giàu nhất của quốc gia tỷ dân.
Pony Ma là nhà sáng lập và cũng là CEO của công ty Internet Tencent, đơn vị điều hành WeChat, một ứng dụng cực kỳ phổ biến ở Trung Quốc.
Ma Huateng trở thành người giàu thứ 18 trên thế giới và đẩy Jack Ma xuống vị trí thứ 20 sau khi cổ phiếu của công ty Internet Tencent tăng giá 3%.
Nguồn ảnh: Forbes
Tuy nhiên, ngay sau đó Jack Ma đã mau chóng lấy lại phong độ vào chiều thứ Hai khi cổ phiếu của Aliaba cũng tăng gần 3%. Hiện tại, Jack Ma đang đứng ở vị trí thứ 19 với tổng tài sản có giá trị 36,4 tỷ USD trong khi doanh nhân Pony Ma vẫn giữ vị trí 18 với 36,9 tỷ USD.
Mời các bạn cùng tìm hiểu đôi chút về Pony Ma - người giàu nhất Trung Quốc hiện giờ và công ty Internet Tencent nhé!
Pony Ma hiện 45 tuổi, là nhà sáng lập và CEO của Tencent, công ty Internet lớn nhất Trung Quốc
Nguồn ảnh: Lintao Zhang/Getty
Công ty Internet Tencent điều hành WeChat, một ứng dụng đa mục đích, giống như sự kết hợp giữa WhatsApp, Google News, Uber và Deliveroo. WeChat hiện có khoảng 1 tỷ người dùng.
Theo Quartz, hiện tại Ma là cổ đông cá nhân lớn nhất của công ty Tencent khi nắm trong tay 8,71% cổ phiếu.
Biệt danh của Ma là Pony - dường như tất cả mọi thứ của ông đều liên quan tới ngựa
Nguồn ảnh: Tyrone Siu/Reuters
Mặc dù có tên thật là Huateng nhưng Ma thường được gọi là Pony, một biệt danh được chọn bởi ý nghĩa tiếng Anh của nó.
Điều đặc biệt là tên của Pony và công ty Tencent cũng như họ Ma đều có liên quan tới ngựa. Trong tiếng Trung Quốc, "Ma" có nghĩa là ngựa trong khi đó Tencent, theo phiên âm Trung Quốc là teng xin, có nghĩa là "một kỷ nguyên mới của tin nhắn với tốc độ của 10.000 con ngựa đang chạy".
Tencent có một khởi đầu khá khiêm tốn. Pony Ma thành lập công ty vào năm 1998, khi anh 26 tuổi và sản phẩm đầu tiên của hãng là một ứng dụng hàng nhái
Nguồn ảnh: Kim Kyung Hoon/Reuters
Theo The Economist, sản phẩm đầu tiên của Tencent là một bản sao y nguyên dành cho thị trường Trung Quốc của ứng dụng nhắn tin ICQ do một công ty Israel phát triển.
Sau khi phát triển như một công ty chuyên đạo nhái - copy nguyên bản, năm 2011 Pony Ma quyết định đưa Tencent lên một tầm cao mới, một “đế chế tự phản ánh”
Nguồn ảnh: Lintao Zhang/Getty
Theo Bloomberg, Pony Ma đã tổ chức một loạt cuộc họp gay gắt sau những cánh cửa được đóng kín. Ở đó, các chuyên gia đã đưa ra những giải pháp giúp Tencent phát triển.
Cùng năm đó, công ty Tencent trình làng ứng dụng WeChat và hướng suy nghĩ mới của họ đã được đền đáp xứng đáng
Nguồn ảnh: Bobby Yip/Reuters
WeChat được ra mắt vào tháng 1 năm 2011 và mau chóng phổ biến khắp mọi nơi.
Vào tháng 4 năm nay, ứng dụng nhắn tin WeChat và dịch vụ chị em của nó có tên là Weixin đã đạt kỷ lục khi thu hút 938 triệu người dùng tích cực hàng tháng, theo báo cáo Quý I 2017 của Tencent.
Weixin và WeChat thực ra là một, Weixin dành cho người dùng có số điện thoại Trung Quốc trong khi WeChat dành cho những người sử dụng số điện thoại nước ngoài.
Để duy trì vị thế hiện tại, Tencent đã mở rộng đầu tư sang cả mảng game và ngân hàng.
Nguồn ảnh: Bobby Yip/Reuters
Công ty Tencent hiện đang có trong tay WeBank, ngân hàng tư nhân đầu tiên và duy nhất tại Trung Quốc chỉ thực hiện các giao dịch kỹ thuật số. Bên cạnh đó, Tencent còn trở thành hãng phát triển game hàng đầu Trung Quốc cũng như thế giới.
Theo Bloomberg, người dùng thường dành tới 1,7 tỷ giờ mỗi ngày cho các ứng dụng của Tencent.
Game thành công nhất của Tencent, "Honour of Kings", phổ biến tới nỗi chính phủ Trung Quốc còn gọi nó là “độc dược”.
Nguồn ảnh: China Stringer Network/Reuters
Theo Forbes, vào tháng 7 trên báo People's Daily của Trung Quốc có nói trò chơi này lan truyền “năng lượng tiêu cực”. Tựa game "Honour of Kings" gây nghiện tới nỗi Tencent phải ra quy định giới hạn giờ chơi mỗi ngày. Người chơi dưới 12 tuổi sẽ chỉ được chơi 1 giờ; trong khi người chơi từ 12 tới 18 tuổi sẽ chỉ được chơi tối đa 2 giờ mỗi ngày - tiếp theo sau đó là những lời phàn nàn rằng trẻ em đang nghiện trò chơi này.
Pony Ma đã yêu cầu các giám đốc đi bộ vượt sa mạc để chứng minh quyết tâm của công ty
Nguồn ảnh: Xiaolu Chu/Getty
Năm ngoái, trong chuyến du lịch hàng năm của công ty, Pony Ma đã dẫn đầu ban lãnh đạo tham gia chuyến đi bộ qua sa mạc Gobi kéo dài hai ngày. Theo Ma, chuyến đi này thể hiện văn hóa của Tencent.
Chuyến đi gồm hai lượt đi bộ kéo dài 26km trong hai ngày. Một số thành viên yêu cầu từ bỏ chuyến đi và về nhà sớm hơn dự kiến nhưng Pony Ma và chủ tịch Martin Lau khăng khăng đòi tiếp tục thực hiện.
"Chuyến đi này thể hiện văn hóa của công ty. Chúng tôi đang tập trung nhiều hơn vào việc định hướng đích đến mà chúng tôi đang đi tới và quá trình thực hiện chứ không phải giá cổ phiếu", Lau cho biết sau đó.
Chỉ trong năm ngoái, các dự án đầu tư của Tencent đã thu về lợi nhuận 12,5 tỷ USD
Nguồn ảnh: Lintao Zhang/Getty
Theo báo cáo hàng năm của Tencent, lợi nhuận gộp của hãng này trong năm 2016 đạt mốc 84 tỷ RMB, tương đương 9,6 tỷ bảng Anh hay 12,5 tỷ USD.
Xem thêm: 10 chia sẻ về chìa khóa thành công từ những người thành công nhất thế giới
Chúc các bạn vui vẻ!