- CEO Amazon Jeff Bezos vượt Bill Gates trở thành người giàu nhất thế giới, cập nhật: đã xuống trở lại
- Amazon đệ trình sáng chế kho hàng dưới nước để tối đa hóa không gian lưu trữ
- Amazon đưa ra giải pháp thông minh giải quyết vấn đề nhức nhối nhất khi mua quần áo online
Jeff Bezos, sáng lập viên kiêm CEO của Amazon, là một trong những người có vai trò quan trọng trong sự phát triển thương mại điện tử, với khối tài sản ròng lên đến khoảng 90 tỷ USD vào thứ Năm vừa qua.
Tuy nhiên, ít ai trong số chúng ta biết được rằng, trước khi trở thành một trong những người giàu nhất hành tinh, Jeff Bezos đã phải trải qua không ít khó khăn.
Những hình ảnh dưới đây là hành trình trưởng thành của CEO Amazon Jeff Bezos, từ thời thơ ấu cho đến khi trở thành một trong những người giàu nhất hành tinh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cuộc đời kỳ thú của CEO Amazon Jeff Bezos, người vừa soán ngôi giàu nhất thế giới của Bill Gates nhé!
Mẹ của Jeff Bezos, Jackie sinh ông vào tháng Một năm 1964 khi mới chỉ là cô gái 17 tuổi. Jeff Bezos thậm chí còn không biết gì về cha mình - Mike Bezos - cho đến năm lên 10. Sau đó không lâu bà kết hôn với Mike Bezos, người Cuba nhập cư đã nhận nuôi hai mẹ con bà.
Nguồn ảnh: Screenshot / Bio
Khi Jeff Bezos lên 4 tuổi, mẹ anh nói với cha ruột, người trước đây từng làm việc như một nghệ sĩ xiếc, tránh xa cuộc sống của họ ra. Khi hãng tin Brad Stone phỏng vấn cha của Jeff Bezos cho cuốn sách “The Everything Store” viết về Amazon, ông Mike Bezos thậm chí còn không hề biết con trai mình đã thành công như thế nào.
Nguồn ảnh: Reuters/Eric Gaillard
Ngay từ khi còn bé, Bezos đã thể hiện sự thông minh của mình. Khi mới biết đi, ông đã tháo tung song cửa chiếc cũi của mình bằng một chiếc tuốc-nơ-vít vì ông muốn ngủ trên một chiếc giường thật sự.
Nguồn ảnh: Daniel Lobo/Flickr
Từ năm 4 tuổi đến năm 16 tuổi, Jeff Bezos dành kỳ nghỉ hè của mình tại nông trại của ông ngoại ở bang Texas, làm những việc như sửa cối xay gió hay chăn bò.
Nguồn ảnh: Flickr / Big Grey Mare
Ông ngoại Preston Gise là nguồn cảm hứng vĩ đại đối với Jeff Bezos, giúp ông nhen nhóm niềm đam mê trong việc theo đuổi sự nghiệp học hành. Trong diễn văn tốt nghiệp năm 2010, Jeff Bezos nói rằng ông ngoại Gise đã dạy mình: “Trở thành người tốt còn khó hơn là thông minh”.
Nguồn ảnh: AP Images
Jeff Bezos là fan hâm mộ của bộ phim “Star Trek”, thậm chí ông đã từng có ý định đặt tên công ty là MakeItSo.com, theo lời thoại của thuyền trưởng huyền thoại Jean-Luc Picard.
Nguồn ảnh: Star Trek
Cũng giống như nhiều đứa trẻ khác, từ bé Jeff Bezos đã ước mơ trở thành nhà du hành vũ trụ. Khi còn đi học, Bezos từng nói với giáo viên của mình rằng: “Tương lai loài người không sinh sống ở Trái Đất”. Có lẽ đó cũng chính là lý do mà công ty khám phá vũ trụ mang tên Blue Origin ra đời. Công ty này đã làm nên lịch sử khi trở thành một trong những công ty thương mại đầu tiên có thể phóng thành công một quả tên lửa tái sử dụng lên Trái Đất.
Nguồn ảnh: Blue Origin
Ở tuổi niên thiếu, Jeff Bezos đã phải vất vả làm việc tại McDonald’s. Sau đó, ông cùng người bạn gái của mình mở ra một trại hè có tên Dream Institute yêu cầu mỗi đứa trẻ đăng ký vào đó phải đóng 600 USD. Trại hè đó cuối cùng có 6 người đăng ký tham gia và một trong những cuốn sách bắt buộc phải đọc ở đó là bộ ba “Chúa tể của những chiếc nhẫn”.
Nguồn ảnh: Flickr / Jessie Moore
Bezos tốt nghiệp trường Đại học Princeton chuyên ngành khoa học máy tính. Sau khi ra trường, Jeff Bezos từ chối làm việc theo lời đề nghị tuyển dụng của Intel và Bell Labs để tham gia một dự án startup có tên Fitel.
Nguồn ảnh: Screenshot / Bio
Sau khi rời Fitel, Jeff Bezos “suýt” cùng Halsey Minor, sáng lập viên CNET, phát triển một công ty khởi nghiệp đưa tin qua máy fax.
Nguồn ảnh: Karl Baron/Flickr
Tuy nhiên, sau đó Jeff Bezos đã làm việc tại quỹ đầu tư D.E. Shaw và trở thành phó giám đốc chỉ sau 4 năm.
Nguồn ảnh: Reuters/Arko Datta
Trong khi đó, Jeff Bezos có theo học một khóa khiêu vũ để mạnh dạn hơn trong khoản làm quen với các cô gái. Giống như những người chơi chứng khoán phố Wall phân tích dòng tiền, Bezos muốn phân tích phụ nữ qua những buổi hẹn hò.
Nguồn ảnh: Lisi Niesner/Reuters
Vào năm 1993, Jeff Bezos kết hôn với MacKenzie Tuttle, một nhân viên nghiên cứu của D.E. Shaw, hiện tại đang là một tiểu thuyết gia.
Nguồn ảnh: AP
Năm 1994, Jeff Bezos được biết rằng các trang web tăng trưởng với tốc độ 2.300% mỗi năm. Con số này làm Jeff Bezos cảm thấy kinh ngạc và ông quyết định phải tìm cách nào đó tận dụng lợi thế từ tình hình phát triển này. Jeff Bezos đã liệt kê ra một danh sách hơn 20 sản phẩm khả thi nhất để bán trực tuyến và chọn sách là phương án cuối cùng.
Nguồn ảnh: Paul Falardeau
Jeff Bezos quyết định rời D.E. Shaw khi sự nghiệp đang ở thời kì đỉnh cao.
Nguồn ảnh: AP
Cho đến bây giờ Jeff Bezos vẫn không thể lý giải được tại sao ông lại quyết định như vậy vào thời điểm đó. Jeff Bezos từng chia sẻ: “Cho đến năm 80 tuổi có lẽ tôi cũng sẽ không bao giờ hiểu được tại sao mình lại quyết định từ bỏ sự nghiệp đỉnh cao tại một trong những công ty quyền lực bậc nhất phố Wall vào năm 1994, đúng vào thời điểm tệ nhất để nghỉ việc trong năm. Nhưng tôi cũng biết rằng mình sẽ hối tiếc nếu như không tham gia vào một thứ gọi là Internet, thứ mà tôi nghĩ rằng nó sẽ là một sự kiện mang tính cách mạng. Khi tôi đã thông suốt mọi thứ... thì lựa chọn thật sự trở nên đơn giản.”
David E. Shaw, sếp của Jeff Bezos, đã cố gắng thuyết phục ông ở lại nhưng Bezos đã quyết định từ chối và bắt đầu công ty riêng của mình. Jeff Bezos cảm thấy rằng thà làm gì đó để rồi thất bại còn hơn không bao giờ thử sức mình.
Nguồn ảnh: REUTERS/Jason Redmond
Chính vì vậy, công ty Amazon đã ra đời kể từ đó. Jeff Bezos và vợ bay tới Texas để mượn chiếc xe từ người cha của mình, sau đó cùng nhau lái xe tới Seattle. Jeff Bezos vẫn kiếm thêm thu nhập bằng cách cho những người vẫy xe đi nhờ trên suốt chặng đường.
Nguồn ảnh: Shutterstock/Galyna Andrushko
Bezos bắt đầu Amazon.com trong một garage để xe của mình với những chiếc bàn gỗ cũ kỹ. Ông tổ chức các cuộc họp của công ty tại nhà sách Barnes & Noble ở bên cạnh.
Nguồn ảnh: Mike Segar/Reuters
Trong những ngày đầu, khi mà có người đặt mua sản phẩm thì một cái chuông nhỏ ở văn phòng sẽ reo lên và tất cả mọi người sẽ tụ tập lại để xem có ai quen người mua hàng không. Chỉ sau vài tuần họ buộc phải gỡ bỏ bởi tần suất chuông rung lên càng ngày càng nhiều, gây tiếng ồn.
Nguồn ảnh: Flickr / James Duncan Davidson
Trong tháng đầu tiên vận hành, Amazon bán sách cho gần 50 bang và 45 quốc gia khác nhau. Và theo sự phát triển, Amazon lần đầu ra mắt vào ngày 15 tháng 5 năm 1997.
Nguồn ảnh: Mario Tama/Getty Images
Khi bong bóng chứng khoán Dot-com vỡ vụn, các nhà phân tích gọi công ty này là “Amazon.bomb”. Nhưng nó đã vượt qua cơn bão và trở thành một trong số ít startup sống sót qua đợt bùng phát của khủng hoảng dot-com.
Nguồn ảnh: REUTERS/Alkis Konstantinidis
Từ khi thành lập đến nay, doanh thu của Amazon luôn tăng trưởng và chưa bao giờ giảm. Cổ phiếu của Amazon vẫn tiếp tục tăng sau cơn khủng hoảng. Hiện nay đã vượt ra khỏi giới hạn của việc bán sách, có tất cả những thứ bạn có thể tưởng tượng, bao gồm thiết bị gia dụng, quần áo và cả dịch vụ điện toán đám mây.
Kho chứa hàng của Amazon. Nguồn ảnh: Shutterstock
Jeff Bezos là người lãnh đạo hay nổi nóng và có yêu cầu cao đối với nhân viên của mình. Có tin đồn rằng ông đã phải thuê một huấn luyện viên lãnh đạo để giúp giảm sự nóng nảy của mình.
Nguồn ảnh: Reuters
Jeff Bezos cấm nhân viên của mình sử dụng Powerpoint để thuyết trình, thay vào đó phải tóm gọn tất cả bài thuyết trình trong vòng 6 trang giấy để tăng khả năng tư duy phản biện khi đề xuất một ý tưởng nào đó, diễn giải vấn đề một cách chi tiết.
Nguồn ảnh: Thomson Reuters
Jeff Bezos cũng tạo ra một văn hóa làm việc bình dị và đơn giản chưa từng có ở thung lũng Silicon, không có đồ ăn miễn phí hay dịch vụ massage.
Căn bếp của văn phòng Amazon. Nguồn ảnh: Business Insider
Năm 1998, Jeff Bezos trở thành một trong những nhà đầu tư của Google. Ông đầu tư 250.000 USD và thu về 3,3 triệu USD khi công ty này lên sàn vào năm 2004. Hiện nay nó đáng giá khoảng 2.2 tỷ USD.
Nguồn ảnh: Bloomberg Game Changers
Jeff Bezos làm gì với số tiền mình kiếm được? Năm 2012, Jeff Bezos đóng góp 2.5 triệu USD để bảo vệ hôn nhân đồng tính ở Washington.
Nguồn ảnh: David Ryder/Getty Images
Bên cạnh đó, Jeff Bezos cũng đóng góp 42 triệu USD và một phần đất của mình tại Texas để xây dựng công trình The Clock Of The Long Now, một chiếc đồng hồ dưới đất được thiết kế để hoạt động trong 10.000 năm.
Nguồn ảnh: The Long Now Foundation / Facebook
Tháng 8 năm 2013, Bezos mua lại tờ Washington Post với giá 250 triệu USD.
Nguồn ảnh: Flickr / Mike Licht
Bezos có hứng thú đặc biệt với các trò bay lượn. Vào năm 2003, ông từng suýt phải trả giá bằng chính mạng sống của mình trong một vụ tai nạn trực thăng tại Texas.
Đây là chiếc trực thăng gặp tai nạn của Bezos. Nguồn ảnh: NTSB
Tuy nhiên, vào năm 2016, ông tự lái máy bay riêng đến đón một phóng viên Washington Post ở Đức khi người này được Iran thả ra.
Nguồn ảnh: Reuters
Bezos sở hữu số bất động sản lên tới 21.650 mét vuông tại Seattle bao gồm 182 mét đường bờ biển.
Một chiếc máy bay đi ngang qua vùng đất ông sở hữu. Nguồn ảnh: Stephen Brashear/Getty
Jeff Bezos mua một căn nhà 7 phòng ngủ trị giá 24,5 triệu USD ở Beverly Hills vào năm 2007. Ngôi nhà bao gồm một nhà kính, sân tennis, bể bơi và nhà khách; và ông cũng là hàng xóm của Tom Cruise.
Căn nhà của Bezos ở Beverly Hills, Hollywood. Nguồn ảnh: Dream Homes Magazine
Tháng 1 năm 2017, Bezos mua lại Bảo tàng dệt may, một cặp nhà đôi tại Washington D.C. Căn nhà này được bán với giá 23 triệu USD và là căn nhà lớn nhất nơi đây.
Nguồn ảnh: AgnosticPreachersKid/Wikimedia Commons
Bezos cũng sở hữu một chuỗi căn hộ có tổng diện tích hơn 10.000 mét vuông tại Tòa Tháp Thế Kỷ ở New York.
Nguồn ảnh: iStock
20 năm sau khi lên sàn, Amazon đã có khối lượng giao dịch lên tới 501.5 tỷ USD. Barclays dự đoán rằng Amazon mới là công ty đầu tiên có trị giá nghìn tỷ USD, chứ không phải Apple.
Nguồn ảnh: Alex Wong/Getty Images
Hôm qua, ngày 27 tháng 7 năm 2017 đánh dấu việc Bezos vượt mặt Bill Gates để trở thành người giàu nhất thế giới. Khối tài sản của ông hiện đang ở mức xấp xỉ 90 tỷ USD và Amazon đang bán ra số hàng hóa trị giá 137 tỷ USD mỗi ngày.
Nguồn ảnh: Getty Images
Bezos sẽ không ngừng thử nghiệm ý tưởng mới trong bất kỳ thời điểm nào. Trong một cuộc phỏng vấn với trang Business Insider, Bezos nói: “Điều quan trọng là các công ty phải tiếp tục thử nghiệm, dám đối mặt với thất bại và rơi vào tình thế tuyệt vọng, khi mà điều duy nhất họ có thể làm là cầu nguyện đức Mẹ Đồng Trinh Maria cho sự tồn tại của công ty”.
Nguồn ảnh: Jason Redmond / REUTERS
Xem thêm: 16 bí mật ít biết về vị tỷ phú "Iron Man" Elon Musk của làng công nghệ
Chúc các bạn vui vẻ!