Chiêm ngưỡng hình ảnh cận cảnh đầu tiên của một ngôi sao nằm ngoài dải Ngân Hà

Thật khó để nắm bắt được quy mô thực sự của vũ trụ. Ngay cả thiên hà của chúng ta - dải Ngân Hà (Milky Way) - cũng rất rộng lớn, chứa đầy hàng tỷ ngôi sao cùng vô số bí ẩn chưa có lời giải đáp. Và vũ trụ được cho là chứa đựng tới hàng tỷ tỷ thiên hà.

Nói như vậy để thấy những gì nhân loại đã biết về vũ trụ chỉ như hạt cát giữa sa mạc. Trên thực tế, trong suốt lịch sử nghiên cứu thiên văn của con người, tất cả các ngôi sao mà chúng ta đã quan sát thấy và có hiểu biết chi tiết đều nằm trong phạm vi khoảng 100.000 năm ánh sáng của dải Ngân Hà. Phải cho đến tận bây giờ, với sự giúp sức của trang thiết bị công nghệ hiện đại tối tân, các nhà thiên văn học mới lần đầu tiên quan sát được một ngôi sao năm bên ngoài thiên hà của chúng ta ở cự ly gần.

Có tên gọi WOH G64, ngôi sao này nằm cách xa chúng ta 160.000 năm ánh sáng, và được quan sát thấy thông qua hệ thống Very Large Telescope Interferometer của Đài quan sát Nam Âu. Hình ảnh cho thấy khối lượng chính của ngôi sao được bao quanh bởi một lớp bụi và khí phồng lên.

Hình ảnh mô phỏng WOH G64, ngôi sao đầu tiên bên ngoài thiên hà được chụp cận cảnh. Nó nằm ở khoảng cách đáng kinh ngạc hơn 160.000 năm ánh sáng trong Đám mây Magellan Lớn
Hình ảnh mô phỏng WOH G64, ngôi sao đầu tiên bên ngoài thiên hà được chụp cận cảnh. Nó nằm ở khoảng cách đáng kinh ngạc hơn 160.000 năm ánh sáng trong Đám mây Magellan Lớn

"Chúng tôi phát hiện ra một cái kén hình quả trứng bao quanh chặt chẽ ngôi sao", nhà nghiên cứu Keiichi Ohnaka của Đại học Andrés Bello (Chile) cho biết trong một tuyên bố. "Chúng tôi rất phấn khích vì phát hiện này có thể liên quan đến sự phóng mạnh mẽ của vật chất từ ​​ngôi sao đang chết dần trước một vụ nổ siêu tân tinh (supernova)".

WOH G64 nằm trong một trong những thiên hà vệ tinh của Ngân Hà, được gọi là Đám mây Magellan Lớn (Large Magellanic Cloud). Thiên hà vệ tinh này quay quanh dải Ngân Hà và có kích thước nhỏ hơn nhiều, chỉ bằng khoảng 1% khối lượng của thiên hà chúng ta. Tuy nhiên, bản thân ngôi sao này lại là một ngôi sao lớn, có kích thước gấp 2.000 lần mặt trời của chúng ta — khiến nó có được phân loại là một ngôi sao siêu khổng lồ đỏ.

Đây là hình ảnh ngôi sao WOH G64, được chụp bởi Đài quan sát Nam Âu
Đây là hình ảnh ngôi sao WOH G64, được chụp bởi Đài quan sát Nam Âu

Ngôi sao khổng lồ này đang trải qua một quá trình biến đổi, trong đó nó đang lột bỏ các lớp vật chất bên ngoài và ném bụi kh ra không gian tạo thành kén. Đây có thể là lý do tại sao ngôi sao mờ đi, và tốc độ thay đổi nhanh cho thấy nó có thể sớm trở thành siêu tân tinh.

Chúng tôi phát hiện ra rằng ngôi sao này đã trải qua một sự thay đổi đáng kể trong 10 năm qua, mang đến cơ hội hiếm có để chứng kiến ​​quá trình biến đổi của một ngôi sao theo thời gian thực”, nhà nghiên cứu Gerd Weigelt của Viện Thiên văn học vô tuyến Max Planck ở Đức cho biết.

Thứ Tư, 27/11/2024 10:10
31 👨 12
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ