Google Stadia sử dụng chip AMD tùy chỉnh, sức mạnh lên tới 10.7 teraflop

Có thể nói, sự tuyệt vời của dịch vụ chơi game trên nền tảng đám mây được thể hiện ở 2 yếu tố:

  • Thứ nhất, về mặt lý thuyết bạn có thể chơi bất kỳ trò chơi nào, ở bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào, miễn là bạn sở hữu một kết nối internet đủ tốt để đáp ứng nhu cầu truyền phát trực tuyến qua mạng.
  • Thứ hai, ngay cả khi đang chơi game trên điện thoại thông minh, bạn vẫn có thể khai thác và tận dụng sức mạnh của cả một hệ thống máy chủ mạnh mẽ nằm trong một trung tâm dữ liệu.

Tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ các nhà cung cấp dịch vụ phải xây dựng một hệ thống máy chủ như thế nào để vừa đảm bảo độ trung thực trong xử lý đồ họa, lại vừa có thể giữ cho dịch vụ ở mức giá phải chăng nhất, đặc biệt là khi số lượng người chơi sử dụng máy chủ đó tại một thời điểm nhất định có thể sẽ rất lớn. Và dịch vụ chơi game đám mây Stadia vừa được Google công bố rạng sáng nay được cho là có thể đã cân bằng cực tốt giữa sức mạnh xử lý và giá cả dịch vụ thông qua việc hợp tác với mới một trong những nhà sản xuất chip xử lý lớn nhất thế giới AMD để phát triển và tích hợp con chip GPU silicon thế hệ mới với rất nhiều ưu điểm tuyệt vời vào hệ thống máy chủ này.

Dịch vụ chơi game đám mây Stadia

Theo thông báo từ Google, mỗi máy chủ Stadia sẽ được tích hợp một bộ xử lý x86 tùy chỉnh chạy ở tốc độ 2.7GHz, 16GB RAM, và đặc biệt không thể không kể đến GPU AMD tùy chỉnh có sức mạnh xử lý lên tới 10.7 teraflop (10.7 nghìn tỷ phép tính mỗi giây). Bên cạnh đó, máy chủ Stadia sẽ chạy trên nền tảng Linux thay vì Windows, quyết định này của Google được cho là có thể giúp Google thu hút các nhà phát triển trò chơi đến với nền tảng của mình nhiều hơn.

Theo thông báo từ Google, mỗi máy chủ Stadia sẽ được tích hợp một bộ xử lý x86 tùy chỉnh chạy ở tốc độ 2.7GHz, 16GB RAM

Với động thái trang bị con chip xử lý đồ họa khủng đến như vậy, có thể thấy Google đã quyết định tung ra “đòn phủ đầu” chiến lược đối với các đối thủ sừng sỏ khác là Xbox và PlayStation trong cuộc chiến về sức mạnh xử lý, khi mà Xbox One X đạt khoảng 6.0 teraflop và PS4 Pro là khoảng 4.2 teraflop.Cuộc chiến về sức mạnh xử lý

Tất nhiên, sự so sánh này cũng chỉ mang tính chất tham khảo là chính bởi thực ra thì nhiều model card đồ họa chơi game PC hàng đầu có thể dễ dàng vượt qua 10.7 teraflop, ở đây chúng ta đang nói đến những hệ thống PC chơi game “high-end” chứ không phải máy chơi game thông thường. Trên thực tế, AMD đã sở hữu một model GPU với khoảng 10.5 teraflop, đó chính là RX Vega 56, được ra mắt dưới dạng card đồ họa chơi game với giá bán 400 đô la vào năm 2017.

Do Google Stadia là một sản phẩm mới được ra mặt nên việc nó được trang bị sức mạnh phần cứng vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh vốn đã vài năm tuổi cũng không có gì là ngạc nhiên. Mọi chuyện chắc chắn sẽ còn thú vị hơn khi mà PS5 và Xbox thế hệ tiếp theo dự diện sẽ được ra mắt vào năm sau với những con chip chắc chắn sẽ nhanh hơn đáng kể.

Vậy thì hệ thống có sức mạnh 10.7 teraflop chứa đựng ý nghĩa gì trong thực tế sử dụng? Google cho biết trong buổi lễ ra mắt Stadia rằng bạn sẽ có thể chơi các trò chơi ở độ phân giải 4K, 60 khung hình/giây (fps) với cả chế độ HDR lẫn âm thanh vòm, đồng thời cũng có thể chia sẻ trực tiếp luồng 4K, 60fps của trò chơi trên các nền tảng trực tuyến khác như youtube. Bên cạnh đó, Google cũng không quên hứa hẹn rằng họ sẽ nâng cấp gameplay lên 8K và 120fps trong tương lai, mặc dù vậy, nhà sản xuất này lại không nói rõ ràng về lộ trình hay thời điểm diễn ra sự nâng cấp này.

Google cho biết trong buổi lễ ra mắt Stadia rằng bạn sẽ có thể chơi các trò chơi ở độ phân giải 4K, 60 khung hình/giây (fps) với cả chế độ HDR lẫn âm thanh vòm

Xin lưu ý với các bạn rằng hiện nay các PC gaming card hàng đầu vẫn đang phải vật lộn để xử lý một số tựa game mới nhất ở độ phân giải 4K với cài đặt đồ họa tối đa, nhưng Google cũng cho biết họ đang nắm trong tay một giải pháp cho vấn đề này: Nếu chỉ khai thác sức mạnh của một máy chủ, bạn có thể không thấy những hiệu ứng đẹp nhất, trung thực nhất trong các trò chơi của mình. Nhưng nếu tận dựng sức mạnh của cả 2 GPU, mọi thứ có vẻ sẽ được cải thiện hơn khá nhiều, bạn có thể tham khảo ở hình minh họa dưới đây:

Nếu chỉ khai thác sức mạnh của một máy chủ, bạn có thể không thấy những hiệu ứng đẹp nhất, trung thực nhất trong các trò chơi của mình

Về mặt lý thuyết, các nhà phát triển trò chơi có thể thiết kế các những tựa game của mình hướng tới việc sử dụng nhiều GPU phân tán để có chất lượng đồ họa ấn tượng hơn bất kỳ PC chơi game đơn lẻ nào có thể tự xử lý đơn độc, thế nhưng vấn đề về kinh tế cũng là một rào cản cần tính đến.

Một trong những vấn đề lớn đối với các dịch vụ chơi game trên nền tảng đám mây ban đầu như OnLive và PlayStation Now nằm chủ yếu ở kinh tế. Nếu mỗi người chơi cần truy cập vào một máy tính chuyên dụng (hoặc nhiều hơn một!), và “ở yên” trong máy chủ đó, việc tính toán mức chi phí mà người đó phải trả sao cho hợp lý mà nhà cung cấp dịch vụ vẫn có lãi không phải là nhiệm vụ đơn giản.

Tuy nhiên, Google đã đả động chút nào về vấn đề liên quan đến kinh tế trên trong buổi ra mắt sản phẩm hôm nay, họ thậm chí còn không gợi ý về mức giá cho dịch vụ này. Hy vọng, thỏa thuận với AMD là một bước đi đúng hướng của nhà sản xuất này.

Tai cầm Stadia

Tất cả những gì chúng ta nắm được ở thời điểm hiện tại đó là Google sẽ sở hữu những hệ thống máy chủ được thiết lập tại 7.500 địa điểm khác nhau trên khắp thế giới. Điều này có thể giúp đảm bảo độ trễ ở mức chấp nhận được bởi theo truyền thống, các dịch vụ chơi trò chơi dựa trên trên đám mây thường gặp khá nhiều vấn đề về độ trễ với hệ thống các máy chủ được đặt quá thưa thớt.

Thứ Tư, 20/03/2019 21:50
4,52 👨 174
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Công nghệ mới