Five, Nine, và Fourteen Eyes là gì? Chúng xuất hiện với mục đích nào?

Trước khi đi sâu vào bài viết này, chúng ta nên hiểu rõ VPN là gì, nếu chưa, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Lý thuyết VPN - Mạng riêng ảo là gì?

Những người có quan tâm đến VPN chắc có lẽ đã từng nghe qua hoặc thậm chí không còn xa lạ gì với những thuật ngữ như Five, Nine, và Fourteen Eyes trước đây. Một bộ phim Hollywood đình đám cũng đã từng nhắc đến những thuật ngữ này là SPECTER của James Bond, còn ngoài ra chúng không được nhắc tới nhiều trên báo đài, phương tiện thông tin đại chúng. Bộ phim đã mô tả khá là chính xác các thông tin mà nó nhắc tới về các mạng lưới này, mặc dù các thông tin này khá nhạy cảm bởi chúng đề cập đến các vấn đề liên quan tới các liên minh tình báo quốc tế, bao gồm các thỏa thuận chi phối thu thập dữ liệu (gián điệp) và chia sẻ bí mật giữa các chính phủ. Tuy nhiên cũng đừng lo lắng nếu bạn chưa nghe về nó, đa số dân cư trên thế giới cũng giống bạn.

Five Eyes

Five Eyes bao gồm Úc, Canada, New Zealand, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Nó chính thức được biết đến vào năm 1946 với 2 thành viên chủ chốt lúc đó là Anh và Mỹ, rồi dần dần mở rộng quy mô sang các quốc gia khác vào năm 1948. Kể từ đó nó chỉ phát triển về phạm vi và quy mô chứ không kết nạp thêm thành viên, và bây giờ các thành viên trong mạng lưới này có thể tự động chia sẻ một lượng lớn dữ liệu tình báo với nhau, từ hồ sơ điện thoại đến các dữ liệu vệ tinh gián điệp.

Five Eyes

Trong lịch sử, sự tồn tại của liên minh này là cực kỳ bí mật, mặc dù đã có những thông tin rò rỉ nhưng những thông tin này đã được quản lý khá tốt để giữ cho những nghi ngờ về sự tồn tại của mạng lưới chia sẻ thông tin tình báo này trong thời gian khá dài. Ngay cả văn phòng của thủ tướng Úc, một trong những người ký tên ban đầu của thỏa thuận, cũng đã không nhận thức được sự tồn tại của Five Eyes cho đến năm 1973. Cuối cùng, thỏa thuận đã được xác nhận vào năm 2005 với toàn bộ văn bản chi tiết của thỏa thuận UKUSA ban đầu đã được phát hành vào năm 2010, mặc dù phải đến mãi cho đến khi vụ Snowden diễn ra vào năm 2013, những thông tin đầy đủ của nó mới được phát hiện.

Vậy thì tóm lại mục đích chính của mạng lưới này là gì? Có lẽ chúng ta không thể biết chi tiết được, nhưng có thể hiểu nôm na rằng mạng lưới này sở hữu một số công nghệ rất tinh vi cho cả mục đích giám sát theo mục tiêu và theo mạng lưới (dragnet). Cụ thể hơn "dragnet" có nghĩa là "phân tích dữ liệu một cách không có chọn lọc để sau này phân tích lại".

Mạng lưới này thường tập trung vào SIGINT, hay còn gọi là tình báo tín hiệu, vì vậy, nếu bạn giao tiếp điện điện tử thông qua các tín hiệu sóng, kết nối mạng với một ai đó, một cơ quan tình báo có thể đang lắng nghe được cuộc đối thoại này của bạn. Thỏa thuận Five Eyes có nghĩa là mỗi quốc gia thành viên đều có quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu và công nghệ của quốc gia khác, chủ yếu thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu được cập nhật tự động tập trung, có biệt danh là “Stone Ghost” cho phép mỗi quốc gia tiếp cận với các thông tin tình báo của bốn quốc gia khác.

Hầu hết các quốc gia trong thỏa thuận này đều đồng ý không cho phép chính phủ của họ theo dõi công dân của mình mà không thông qua các kênh hợp pháp, nhưng thỏa thuận Five Eyes lại có một lỗ hổng thú vị không biết là do người ta vô ý hay cố ý bỏ sót, đó là một quốc gia không được theo dõi công dân của nước mình, nhưng các quốc gia khác thì được. Vậy thì một cách đơn giản để lách luật đó là nhờ quốc gia khác theo dõi công dân của nước mình rồi sau đó yêu cầu họ chia sẻ những thông tin đó. Mặc dù không có nhiều dữ liệu về tần suất xảy ra các vụ theo dõi nhưng đã có không ít những trường hợp được xác nhận, bao gồm các trường hợp với thủ tướng New Zealand, John Key, vào năm 2015 và Công nương Diana vào những năm 1990 của thế kỷ trước.

Nine và Fourteen Eyes

Trong khi Five Eyes là liên minh tình báo chặt chẽ nhất, với các thỏa thuận về chia sẻ dữ liệu tự động của họ, Nine và the Fourteen là những mạng lưới tình báo ít nổi bật hơn. Có rất ít những thông tin chính xác về cách thức làm việc của những mạng lưới này trong điều kiện thực tế, nhưng có lẽ, các mạng lưới tình báo này sử dụng các kênh chia sẻ dữ liệu tình báo hẹp hơn một chút, ví dụ như có thể họ sẽ không có quyền truy cập trực tiếp vào Stone Ghost chẳng hạn.

Nine và Fourteen Eyes

Nine Eyes bao gồm Five Eyes, cộng thêm Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và Na Uy. Chúng ta không biết nhiều hơn những thông tin về họ, đơn giản là không có nhiều các tài liệu chính thức hoặc các tài liệu này đã được kiểm soát.Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể giả định rằng Nine Eyes được nhắc đến trong phim SPECTER của James Bond là một mô tả có phần nào đó chính xác về Nine Eyes trong thực tế.

Fourteen Eyes

Fourteen Eyes

Fourteen Eyes là một liên minh tình báo bao gồm Nine Eyes cộng với Đức, Bỉ, Ý, Tây Ban Nha và Thụy Điển, và đang ở trong một nhóm riêng biệt do các ràng buộc về quan hệ thành viên của họ trong SSEUR, hoặc SIGINT (tình báo tín hiệu) Seniors Europe, một liên minh tình báo chủ yếu hoạt động trong Châu Âu. Giống như Nine Eyes, chúng ta khó có thể biết được chính xác mức độ truy cập vào dữ liệu cá nhân của người dân của họ khác nhau như thế nào, nhưng theo Edward Snowden, Đức, Thụy Điển và Nhật Bản rõ ràng là được phép sử dụng XKeyScore, “cửa hàng một cửa để truy cập thông tin của NSA”. Nếu một quốc gia trong Fourteen Eyes có quyền truy cập vào “one-stop shop for access to the NSA’s information” thì tỷ lệ cao là họ có được nhiều thông tin hơn.

Những thỏa thuận Non-Eyes

Những thỏa thuận Non-Eyes

Mặc dù không có liên quan đến từ "Eyes", nhưng có trên thực tế có rất nhiều những thỏa thuận đã được ký kết cho phép các quốc gia chia sẻ thông tin với nhau. Đơn cử như SIGINT Seniors Pacific (SSPAC) cũng bao gồm Ấn Độ, Singapore, Hàn Quốc và Thái Lan. Mạng lưới này có thể được so sánh với các quốc gia khác trong Fourteen Eyes vì chúng chỉ là một nhánh khác của SIGINT Seniors.

Mỹ cũng sử dụng hệ thống hợp tác tình báo theo cấp bậc, phân loại các nước thành Cấp 1 (Hợp tác toàn diện - Five Eyes), Cấp 2 (Hợp tác tập trung - 16 quốc gia, chủ yếu ở châu Âu), Cấp 3 (Hợp tác hạn chế - với các nước như Pháp, Ấn Độ và Pakistan) và Cấp 4 (Hợp tác cá biệt - các quốc gia thù địch với lợi ích của Hoa Kỳ).

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng trong thế giới của các liên minh tình báo quy mô lớn là tập hợp các đối tác SIGINT của bên thứ ba của Hoa Kỳ, bao gồm ba mươi ba quốc gia nằm rải rác khắp châu Phi, châu Á và châu Âu. Trước đó, nhiều quan chức chính phủ cấp cao, hay thậm chí là các nhà lãnh đạo, có thể không biết rằng họ chính là một phần của thỏa thuận, vì các thỏa thuận này thường được thiết lập trực tiếp với các cơ quan tình báo và gần như “hiếm khi bị gián đoạn bởi những rối loạn ngoại giao chính trị”.

Những mạng lưới này thu về những gì và ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào?

Những mạng lưới này thu về những gì và ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào?

Các “Đôi mắt” và những đối tác tình báo khác nắm trong tay đủ loại cơ chế vận hành các hoạt động giám sát đủ để viết thành một cuốn sách rất dày. Nói chung, mặc dù công nghệ của họ thường được mô tả là công cụ giám sát xâm lấn có khả năng thu thập phần lớn thông tin được gửi qua bất kỳ loại đường hay tín hiệu nào hoặc được lưu trữ trên bất kỳ thiết bị kết nối Internet nào. Ngoài ra, các thỏa thuận trong chia sẻ cũng bao gồm cả tình báo truyền thông, như quốc phòng, con người và tình báo không gian địa lý.

Các thỏa thuận “Eyes” và các quan hệ đối tác tình báo khác cho phép các quốc gia liên quan tiếp cận thông tin chi tiết hơn nhiều so với việc họ tự mình đi thu thập. Những công cụ và chương trình chia sẻ này đã được sử dụng thành công nhiều lần trong việc chống lại chủ nghĩa khủng bố, đó là lý do tại sao những chương trình này tiếp tục được triển khai, nhưng những dữ liệu thường xuyên của các công dân thường được quét, lưu trữ, phân tích và chia sẻ theo chương trình, đó là một hành vi xâm phạm vào quyền riêng tư.

Giờ đây, mặc dù, hoạt động của các mạng lưới tình báo này phần nào đó được biết đến rộng rãi hơn, nhưng những điều mà chúng ta chưa biết đến mới là phần chiếm đa số. Tuy nhiên cũng không vì thế mà phạm vi hoạt động của các mạng lưới này bị ảnh hưởng. Vào tháng 9 năm 2018, đã có những tin tức được đưa ra về một bản ghi nhớ chung mà các quốc gia Five Eyes đã ban hành, cho biết rằng họ đang xem xét việc phá vỡ các mã hóa, hoặc là bằng những nghiên cứu chung của họ hoặc bằng các phương pháp dựa trên lập pháp, chẳng hạn như buộc các công ty cung cấp quyền truy cập vào các sản phẩm được mã hóa hoặc xây dựng ở phía sau. Điều đó rõ ràng không có lợi cho việc bảo vệ quyền riêng tư và có thể là một vấn đề lớn đối với an ninh mạng.

Nói chung, trừ khi bạn là một nhà hoạt động chính trị, tội phạm, một người bảo vệ quyền riêng tư hoặc nhà lý thuyết âm mưu, điều này không ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, trong tương lai, các liên minh này có thể ảnh hưởng đến một số chính sách công và gây ra các vấn đề lớn về công nghệ.

Kỷ nguyên cho VPN đã tới?

Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một VPN, bạn thường được khuyên rằng nên đặt một VPN nằm ngoài tầm kiểm soát của các “Eyes”, và để an toàn hơn bạn cũng sẽ muốn tránh khỏi vòng quản lý của các quốc gia bên thứ ba và SSPAC. Nếu VPN của bạn được xây dựng dựa trên những yếu tố đó, quyền riêng tư của bạn đã được cải thiện hơn rất nhiều so với mức trung bình, nhưng vẫn không có sự bảo đảm nào dữ liệu của bạn hoàn toàn là bất khả xâm phạm do sự chi phối sâu rộng đã cắm rễ từ hàng chục năm của các thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo đã nêu trên.

Kỷ nguyên cho VPN đã tới?

Một VPN đa kết nối (multi-hop VPN) cũng là một cách hay để đảm bảo không ai có thể can thiệp được vào những dữ liệu bạn truyền qua Internet, nhưng nó chậm hơn và đắt đỏ hơn. Tor (The Onion Route) luôn là một lựa chọn tốt, nhưng nếu bạn thực sự quan tâm hơn đến vấn đề bảo mật thông tin, bạn cũng nên sử dụng kết hợp chúng với một VPN, bởi vì lưu lượng truy cập giữa exit node của Tor và máy chủ đích không được mã hóa và một số node thực sự chạy và được giám sát bởi các cơ quan tình báo.

Tổng kết

Các nhà lý thuyết âm mưu tuyên bố rằng có một mạng lưới giám sát trên toàn thế giới nhưng cũng có thể có một ngày nào đó, mọi chuyện vỡ lở ra rằng thực sự không chỉ có một mà là một số. Nhưng đối với những gì mà mỗi người trong số chúng ta có thể biết được thì đơn giản là những thông tin mà chúng ta cho là riêng tư nhưng không hẳn là như vậy. Đó là một kiểu “riêng tư nằm trong tầm kiểm soát”. Kể từ khi những thông tin về kiểm soát tình báo bị rò rỉ, các cơ quan và thỏa thuận mới có thể đã được thiết lập, và các công cụ mới có thể được phát triển bằng cách sử dụng những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạoblockchain mà chúng ta đã thấy trong vài năm qua. Bây giờ, mặc dù được đôi khi thông báo nhưng những gì chúng ta biết về cách thức mà các cơ quan tình báo can thiệp vào nguồn dữ liệu riêng tư vẫn là quá ít và nó ngày càng tinh vi hơn nhờ vào các công nghệ hiện đại.

Xem thêm:

Thứ Bảy, 22/09/2018 10:00
51 👨 628
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ