Trung Quốc đang nghiên cứu đưa pin hạt nhân vào điện thoại thông minh, liệu có thực sự khả thi?

Một công ty công nghệ Trung Quốc có tên Betavolt Technology vừa biến mình trở thành tâm điểm chú ý khi tuyên bố bắt đầu nghiên cứu pin hạt nhân cho thiết bị cầm tay. Và nếu điều này trở thành sự thực (và tất nhiên là đảm bảo an toàn), chúng ta hoàn toàn có thể tự tin nói lời tạm biệt với những chiếc củ sạc, cáp sạc rắc rối. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu dự án này có thực sự khả thi, hay chỉ là “bánh vẽ”?

Về lý thuyết, pin hạt nhân có thể tích điện trong 50 năm. Vâng, bạn không nhìn nhầm đâu là nửa thế kỷ. Nếu công nghệ này được đưa ra ánh sáng và trở thành xu hướng phổ biến, có thể nói rằng mọi vấn đề liên quan đến dung lượng cũng như thời lượng pin của các thiết bị cầm tay nói riêng và điện thoại thông minh nói chung sẽ hoàn toàn biến mất. Tuy nhiên, có một mối quan tâm khác thâm chỉ còn lớn hơn, đó là mức độ an toàn với sức khỏe con người cũng như tác hại của loại pin này đối với môi trường.

Betavolt Technology đã có những chia sẻ sơ bộ về việc họ đã đi tiên phong trong việc “thu nhỏ pin năng lượng nguyên tử” vào pin di động như thế nào. Các kỹ sư của công ty đã thành công trong việc “nhồi nhét” 63 đồng vị hạt nhân vào một mô-đun có kích thước chỉ nhỏ hơn một đồng xu. Model này có tên là BV100 và nó có khả năng tạo ra 100 microwatt điện - quá đủ để đảm bảo duy trì hoạt động cho một chiếc điện thoại thông minh.

Một điều thú vị khác cần lưu ý ở đây là loại pin hạt nhân này sẽ có thể cung cấp điện áp 3V và kích thước chỉ có 15 x 15 x 5mm. Betavolt Technology tuyên bố rằng người dùng thậm chí có thể đấu nối các pin này lại với nhau trong trường hợp họ đang sử dụng một thiết bị không chỉ cần một pin duy nhất.

Trung Quốc đang nghiên cứu đưa pin hạt nhân vào điện thoại thông minh

​Về phương thức hoạt động, loại pin này sử dụng sự phân rã phóng xạ để tạo ra điện và công nghệ này tương tự như công nghệ mà chúng ta tìm thấy trong tàu vũ trụ cũng như máy điều hòa nhịp tim. Trên thực tế đây không phải công nghệ gì quá mới mẻ. Nhiều công ty đã tránh sử dụng công nghệ này một thời gian chủ yếu là do plutonium được sử dụng bên trong nó có thể gây hại cho tác nhân tiếp xúc trong thời gian dài.

Tuy nhiên, Betavolt đã chế tạo một phiên bản pin phóng xạ plutonium với lớp bán dẫn kim cương và đồng vị niken phân hủy. Công ty thậm chí còn tuyên bố rằng không có bức xạ rò rỉ ra khỏi pin và cũng không có thành phần độc hại nào được tìm thấy trong hỗn hợp pin. Về lý thuyết, điều này có nghĩa là những viên pin BV100 sẽ không phát nổ và chúng cũng có thể hoạt động ở nhiệt độ khắc nghiệt từ -60 đến 120 độ C.

Đây là một bước tiến lớn có thể tạo ra cuộc cách mạng trong thế giới công nghệ, nhưng chúng ta không thể chắc chắn khi nào loại pin này mới có thể ra mắt thương mại. Tất cả vẫn chỉ đang trong giai đoạn thử nghiệm. Tiềm năng là rất lớn. Hãy cùng chờ xem!

Thứ Bảy, 13/01/2024 10:20
36 👨 400
0 Bình luận
Sắp xếp theo
❖
    ❖ Chuyện công nghệ
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng