Cơ sở hạ tầng 5G: Một trong những thị trường phát triển nhanh nhất lĩnh vực công nghệ

Thị trường cơ sở hạ tầng 5G ước tính cán mốc 12,6 tỷ đô la vào năm 2020 và dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 44,9 tỷ đô la vào năm 2025 - đồng nghĩa với mức tăng trưởng tới gần 300% chỉ trong vỏn vẹn 5 năm. Cùng với đó, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) cũng rất ấn tượng, ước đạt 28,97%, theo đánh giá của công ty nghiên cứu thị trường ResearchAndMmarket.

Một một yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường cơ sở hạ tầng 5G toàn cầu có thể kể đến như nhu cầu tốc độ truyền dữ liệu cao với độ trễ thấp, sự gia tăng trong việc ứng dụng thiết bị IoT vào các lĩnh vực khác nhau, sự tăng cường triển khai các công nghệ tự động hóa trong nhiều ngành công nghiệp và đặc biệt là mức lưu lượng dữ liệu tăng theo cấp số nhân.

Cơ sở hạ tầng 5G
Cơ sở hạ tầng 5G

Truyền thông 5G dựa trên macrocell cho doanh thu cao nhất

Macrocell là một “tế bào” trong mạng điện thoại di động cung cấp vùng phủ sóng vô tuyến lớn, được đáp ứng bởi công nghệ di động công suất cao, với bán kính vùng phủ sóng lên tới 30km và chiếm phần lớn lưu lượng dữ liệu 4G/5G. Việc triển khai các macrocell rất tốn kém, nhưng đổi lại chúng sẽ tạo ra tỷ suất lợi nhuận gộp trung bình cao hơn so với các small cell. (Small Cell có thể hiểu như một trạm phát sóng di động thu nhỏ, với tầm phủ sóng trong khoảng bán kính nhỏ hơn 2km).

Tác động của COVID-19 đối với các mô hình macrocell dự kiến sẽ là rất lớn. Do đó, các nhà khai thác đang cố gắng tìm cách giảm thiểu chi tiêu để duy trì giai đoạn tăng trưởng cần thiết. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng COVID-19 cũng đã khiến người dùng cuối nhận ra giá trị thực sự của tự động hóa, IoT và số hóa… những khía cạnh có quan hệ tương đối mật thiết với 5G, dẫn đến việc triển khai mạnh mẽ đối với các macrocell trong giai đoạn 2020- 2025.

5G và và lĩnh vực công nghiệp

Việc triển khai 5G trong thị trường công nghiệp nói chung ước tính sẽ tăng trưởng với tốc độ cao nhất do nhu cầu tự động hóa cực lớn đang và sẽ diễn ra trong các ngành sản xuất và chế biến khác nhau. Có thể khẳng định mạng 5G sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trong các cơ sở công nghiệp, với vô số ứng dụng khác nhau.

Ngoài ra, để có thể thu thập, lưu trữ, quản lý và phân tích dữ liệu được tạo ra bởi các thiết bị được kết nối một cách hiệu quả, sẽ cần phải có một cơ sở hạ tầng mạng truyền thông mạnh mẽ như 5G để tạo điều kiện giao tiếp giữa các thiết bị IoT.

Châu Á – Thái Bình Dương: Thị trường cơ sở hạ tầng 5G sôi động nhất thế giới

Thị trường cơ sở hạ tầng 5G trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) dự kiến sẽ tạo ra doanh thu cao nhất thế giới trong giai đoạn 2020 - 2025. Sự tăng trưởng này được cho là bắt nguồn từ chi tiêu mạnh mẽ đối với cơ sở hạ tầng mạng 5G tại các quốc gia bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.

Cơ sở thuê bao 5G tại khu vực APAC đang tăng nhanh chóng, kết hợp với nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh 5G ở các quốc gia này sẽ dẫn đến việc các trạm gốc 5G được triển khai nhanh chóng trên quy mô lớn.

Các công ty lớn trong thị trường cơ sở hạ tầng 5G toàn cầu có thể kể tới Ericsson (Thụy Điển), Huawei Technologies Co., Ltd. (Mỹ), Nokia Networks (Phần Lan), Samsung Electronics Co., Ltd. (Hàn Quốc), ZTE Corporation (Trung Quốc) và một số tên tuổi lớn khác.

Tại Việt Nam, Viettel đã lắp đặt trạm phát sóng 5G đầu tiên tại Việt Nam năm ngoái, hi vọng có thể tiến hành thương mại hóa vào năm nay.

Thứ Sáu, 15/05/2020 22:04
51 👨 396
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ