Tin tức mà tờ Bloomberg đưa vừa qua đã khiến những gì mà các nhà quan sát trong giới công nghệ suy đoán trở nên rõ ràng hơn: Apple đang lên kế hoạch thay thế vi xử lý Intel trên máy Mac bằng những con chip riêng của mình từ khoảng năm 2020.
Hai công ty ở California này đã có mối quan hệ hợp tác lâu năm và đơm hoa kết trái kể từ khi Apple chuyển sang dùng CPU Intel trên MacBook Pro và iMac vào năm 2006. Nhưng những xu hướng gần đây cho thấy việc “chia tay” là không thể tránh khỏi.
Intel giậm chân tại chỗ trong khi Apple vẫn tiếp tục đi lên. Giờ hệ thống SoC của iPhone còn vượt qua cả những silicon hạng laptop dòng Core của Intel. Ngay cả khi Intel không tự từ bỏ ngôi vương của mình thì tương lai Apple đang gây dựng cũng sẽ tươi sáng hơn nếu họ dùng chip của riêng mình.
Quyết định bỏ rơi dòng CPU cho laptop và desktop phổ biến nhất thế giới của Apple có thể rất cơ bản, nhưng có nhiều nhân tố quan trọng khiến lựa chọn này là không thể tránh khỏi.
Sự trì trệ của Intel
Ở bất kì hội chợ/triển lãm công nghệ nào, bạn cũng sẽ thấy Intel tuyên bố/tuyên bố lại về việc cải tiến vi xử lý. Dù là IFA ở Berlin, CES ở Las Vegas hay Computex ở Đài Bắc. Tương lai sẽ là không dây, pin rất quan trọng và rất nhiều người đang dùng PC 5 tuổi đời sẽ thấy sự khác biệt khi mua máy tính Intel mới.
Tất cả đều rất lạc điệu với nhịp độ của Apple. Khi Apple cho bạn, nhiều nhất là 2 năm với iPhone là nâng cấp lên máy mới thì Intel lại cố thuyết phục những người dùng máy cả nửa thế kỉ trước làm việc tương tự.
Trước đây, nhịp độ thay đổi của Intel là về vi kiến trúc 1 năm và quy trình sản xuất 1 năm nữa. Nhưng định luật Moore bị tuyên bố đã chết từ năm 2015. Intel đã đạt đến giới hạn của những điều có thể làm và không biết phải làm gì tiếp theo. Bảng dưới đây do AnandTech cung cấp cho thấy tình thế của họ.
Nvidia: Định luật Moore đã chết, GPU sẽ sớm thay thế CPU
Hãy xem quy trình 14nm đã phải chịu đựng bao lâu, dấu chấm hỏi đằng sau 10nm và sự thiếu vắng một lộ trình tương lai. Những năm trước, kế hoạch tham vọng của Intel đều được biết trước. (Nói rằng họ đang bí mật hơn cũng không phải, vì dường như họ chẳng có gì để giữ bí mật). Và không nhờ khả năng tiết kiệm điện từ các con chip nhỏ hơn thì Intel không thể cạnh tranh với chip ARM.
Quy trình thay đổi vi kiến trúc của Intel
Tham vọng của Apple
Nếu dùng một từ để định nghĩa những gì Apple đang làm thì đó là “hợp nhất”. Từ việc tích hợp các thành phần lên bảng tới tích hợp toàn bộ hệ sinh thái các thiết bị của Apple như iPhone, Mac, AirPod và HomePod, tích hợp chuỗi cung ứng và phân phối tập trung hóa.
Apple đang bắt đầu thiết kế lại chip iPhone vì không muốn phụ thuộc vào Qualcomm. Một năm trước, họ bắt đầu tự làm vi xử lý đồ họa để giảm ảnh hưởng của Imagination Technologies. Họ cũng tạo ra hệ thống Face ID, mua hãng sản xuất hệ thống Touch ID và gần đây còn có tin bí mật phát triển màn hình MicroLED cho Apple Watch.
- Microsoft và Qualcomm giới thiệu Windows 10 chạy chip ARM dùng cả ngày không hết pin
- Microsoft tiết lộ các hạn chế của Windows 10 chạy ARM
Apple sẽ nói với bạn rằng họ muốn làm vui lòng khách hàng, tạo ra những sản phẩm thiết kế thanh lịch hay nhiều ước muốn cao sang khác, nhưng tham vọng thực sự của họ là kiểm soát từng khía cạnh nhỏ nhất trên sản phẩm của mình. Chip Intel đã là trái tim của MacBook và máy Mac hơn 10 năm qua là trung tâm, quyết định cách thiết kế từng máy. Apple mắc kẹt rất lâu do vị thế dẫn đầu quá lớn mạnh của Intel.
Nhưng cách chúng ta dùng máy tính đang thay đổi, khối lượng công việc mà CPU phải xử lý cũng thay đổi và dòng chip A-Series của Apple có thể xử lý thế giới mới đó tốt hơn. Ngoài ra, iPhone cũng cho thấy lợi thế trong việc thiết kế phần cứng và phần mềm đi đôi với nhau, cần pin nhỏ hơn và đỡ tốn RAM hơn so với đối thủ Android.
Laptop iOS
macOS của Apple, hệ điều hành chạy trên kiến trúc x86 của Intel giờ đã cũ. Đây có vẻ là lời cáo buộc quá thẳng thắn vì Apple vẫn bán được MacBook và iMac. Nhưng việc Apple tự phát triển OS này có vẻ sẽ còn bị hoãn dài. macOS giống như chế độ chờ, chờ có được thay đổi lớn, tạo ra hệ điều hành iOS và macOS hợp nhất, với iOS ở vị thế cao hơn.
- Hợp nhất ứng dụng trên các nền tảng của Apple, ai được lợi?
- Apple chuẩn bị kết hợp ứng dụng iOS và Mac làm một
Di động đang dần thống trị và xu hướng này cũng sẽ chỉ đi lên trong tương lai. Mảng phần mềm chính của Apple tập trung vào việc hoàn thiện iOS, có cấu trúc ARM chứ không phải x86 của Intel. Nên nếu Apple thực sự có ý định đưa iOS lên các thiết bị ít nhỏ gọn hơn, và nếu họ có chip cạnh tranh được với CPU của Intel, thì sao lại không dùng chính vi xử lý của mình?
Dòng chp A-Series của Apple đang được dùng trên iPhone
Dù đó là thời đại của iPad Pro hay MacBook Air mới thì một thiết bị kết hợp sức mạnh của iOS và thiết kế đẹp cùng touchpad rộng rãi sẽ là thứ mà người dùng mong chờ. Theo đuổi điều này, Apple phải bắt tay thực hiện trong khi vẫn đáp ứng được các nhu cầu hiện tại.
Văn phòng di động
Điều khiến Apple có thể nghĩ tới việc chạy OS di động của mình trên máy tính là do thói quen của chúng ta cũng đã thay đổi. Không chỉ dùng thiết bị di động để giải trí nhiều hơn máy tính, mà ngay cả với công việc cũng vậy. Ví dụ như, bạn có thể là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, chỉ với Pixel 2.
Nhiều khoản đầu tư vẫn tiếp tục đổ vào mảng di động - Android và iOS. Mong chờ các ứng dụng desktop chưa xuất hiện trên di động sớm ra mắt cũng là dễ hiểu. Dù Intel vẫn giữ vị thế thống trị trên thế giới điện toán yêu cầu cao, nhưng với đa số người dùng, iOS sẽ sớm mang đến đủ những thứ họ cần. Khi phần mềm đạt được tới đó, Apple sẽ muốn đi kèm với phần cứng đủ mạnh để tận dụng lợi thế.
Không phải chỉ có Apple đang rời bỏ Intel. Google cũng đang thuê và bắt đầu thiết kế chip riêng. Microsoft và Qualcomm năm nay cũng thúc đẩy Windows chạy ARM để thay cho laptop Intel. Cả thế giới công nghệ đang dịch chuyển để phát triển, thiết kế cho các ứng dụng di động trước nhất. Nhưng Intel vẫn cứ đứng yên như vậy.
Xem thêm:
- Intel đưa con chip mạnh nhất của mình, vi xử lý Core i9 lên laptop
- So sánh kích cỡ của những con chip cao cấp đến từ Qualcomm, Samsung, Huawei và Apple
- Intel lại phải đối mặt với một lỗ hổng mới mang tên BranchScope
- Hành trình sản xuất chip “tại gia” của Apple, đe dọa những kẻ thống trị Qualcomm và Intel