Các nhà khoa học mới phát hiện ra xác một con chim hét cánh đỏ được bảo quản nguyên vẹn sau 4.200 năm nằm dưới lớp băng ở Na Uy, thậm chí tim, gan của nó vẫn còn nguyên khiến họ không khỏi bất ngờ.
- Lần thứ hai phát hiện được hóa thạch cổ đại "3 trong 1" cực hiếm
- Tìm thấy hóa thạch vẹt cổ 18 triệu năm tuổi kỳ lạ
- Hóa thạch khủng long 110 triệu năm tuổi nguyên vẹn như còn sống
Theo Jorgen Rosvold, nhà nghiên cứu ở Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy, xác con chim được một người bảo vệ phát hiện ở mép bờ sông đóng băng trên dãy núi Oppdal.
Các nhà nghiên cứu quyết định mổ xác chim để xem sau một khoảng thời gian dài như vậy, các cơ quan nội tạng có còn tồn tại hay không.
Rosvold chia sẻ, "Việc xác con chim có thể tồn tại sau hơn 4.000 năm quả là đáng kinh ngạc. Đây là lần đầu tiên chúng tôi mổ xác và quan sát bên trong cơ thể con chim có hàng nghìn năm tuổi như vậy".
Các nhà nghiên cứu mổ xác chim.
Theo các nhà nghiên cứu, có thể con chim này bị một con chó sói hoặc cáo bắt và giết chết rồi vùi xuống dưới băng để trữ thức ăn trong suốt mùa hè. Và mãi tới tận bây giờ, xác con chim xấu số mới được phát hiện.
Kết quả khám nghiệm cho thấy một số cơ quan nội tạng bao gồm tim và gan của con chim còn nguyên vẹn. Điều này đêm lại có hội cho nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm tra và tìm hiểu rõ hơn về điều kiện sống ở Na Uy hàng nghìn năm trước, thời điểm khi con chim chết.