Kỳ bí hành trình tìm thấy Protein hóa thạch vỏ trứng đà điểu 3,8 triệu năm tuổi

Hàng loạt Protein hóa thạch động vật cổ đại hàng triệu năm trước vừa được tìm thấy tại Laetoli, Tanzania và các khu vực lân cận đang khiến giới khảo cổ học vô cùng sửng sốt.

Trước giờ, protein hóa thạch lâu đời nhất được phát hiện là protein xương răng hóa thạch từ một con ngựa cổ đại 700.000 năm trước tại lãnh thổ của Yukon, Canada.

Tuy nhiên, chuyện không chỉ dừng ở đó khi lần phát hiện mới cho thấy, các nhà khảo cổ di truyền học quốc tế đã tìm thấy nhiều hố khảo cổ chứa rất nhiều hóa thạch động vật cổ đại mang trình tự protein độc đáo, lâu năm nhất còn được bảo quản cho tới bây giờ.

Di tích khảo cổ phát hiện tại Laetoli, Tanzania là protein vỏ trứng đà điểu 3,8 triệu năm trước, thêm một men răng niên đại 1,7 triệu năm tuổi tìm thấy ở khu vực Dmanisi, Georgia.

Hóa thạch cổ đại Nguồn ảnh: Internet.

Nhà di truyền học Enrico Cappellini thuộc Đại học Copenhagen và Chuyên gia Hóa sinh Matthew Collins thuộc Đại học York ở Vương quốc Anh cho biết họ cùng nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích các chuỗi Protein trong các mẫu hóa thạch và bất ngờ chiết xuất, giải mã hơn 5000 loại axit amin cổ đại từ một nửa tá Protein hóa thạch các động vật cổ.

Hiện đây được đánh giá là nghiên cứu cung cấp những tiền đề quan trọng để nghiên cứu sâu hơn về cách mà các dạng protein cũng như axit amin, DNA tồn tại và tiến hóa trong cơ thể sinh vật cổ hàng triệu năm trước

Huỳnh Dũng (Theo Sciencemag)

Thứ Ba, 27/09/2016 16:18
31 👨 963
0 Bình luận
Sắp xếp theo