Tìm thấy hóa thạch vẹt cổ 18 triệu năm tuổi kỳ lạ

Hóa thạch vẹt cổ hơn chục triệu năm tuổi là di tích khảo cổ mới nhất vừa được phát hiện bởi một nhà khảo cổ học người Nga.

Theo đó, sự việc được phát hiện khi đào bới đất trên đảo Hồ Baikal, Tagay Bay ở Siberia.

Lần phát hiện mới này tìm thấy vết tích bộ xương của một loài động vật cổ đại ước tính từ 16 đến 18 triệu năm tuổi. Bộ xương này được đặt trong một cái hộp, chứa nhiều xương khớp nối mắt cá chân với các ngón chân và khi tiến hành phân tích kiểm định đồng vị carbon những bộ xương này cho thấy, nó chính xác là một con vẹt Châu Á. Và xương của con vẹt này có nhiều nét tương đồng với xương vẹt thời hiện đại chúng ta ngày nay.

Hóa thạch vẹt cổ

Trước giờ, vẹt hiện đại sinh sống chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Tuy nhiên, thật bất ngờ khi thấy con vẹt này lại sinh sống trên đảo Hồ Baikal, Tagay Bay ở Siberia, nơi được cho là cực lạnh vào hàng chục triệu năm về trước.

Tuy nhiên, Zelenkov lưu ý rằng, vấn đề trên cũng hoàn toàn không tuyệt đối vì hiện tại, cũng có một số loài vẹt đang sinh sống ở các khu vực cực lạnh như ở dãy núi Himalaya.

Việc tìm thấy hóa thạch vẹt cổ đại ở Siberia sẽ tiếp tục cung cấp những bằng chứng mới quan trọng hơn, giải thích việc làm thế nào mà vẹt Châu Á có thể di cư sinh sống đến Bắc Mỹ. Trước giờ người ta tin rằng loài vẹt Châu Á cổ này có thể di cư qua vùng đất Berengia nối liền Bắc Mỹ và châu Á. Tuy nhiên, bây giờ khả năng loài chim này di cư qua eo biển Bering trước khi đến Bắc Mỹ là cao hơn.

Thứ Ba, 15/11/2016 15:21
31 👨 841
0 Bình luận
Sắp xếp theo