Lần thứ hai phát hiện được hóa thạch cổ đại "3 trong 1" cực hiếm

Các nhà khảo cổ sinh vật học mới khai quật được một trong những mẫu hóa thạch cổ rất hiếm ở gần một núi lửa ở Đức. Theo nghiên cứu hóa thạch này có niên đại 48 triệu năm.

Hóa thạch lưu giữ nguyên vẹn dấu vết về một cuộc chiến sinh tồn thời tiền sử: một con côn trùng nhỏ nằm bên trong thằn lằn, còn chú thằn lằn này lại nằm trong bụng một con rắn.

Mẫu hóa thạch được bảo quản gần như nguyên vẹn.
Mẫu hóa thạch được bảo quản gần như nguyên vẹn.

Được phát hiện ở phía Tây nam của mỏ đá Messel Pit đã bị bỏ hoang, hóa thạch vô cùng đặc biệt và quý hiếm này là 1 trong 2 hóa thạch lưu giữ tới 3 động vật thời tiền sử chỉ trong một hiện vật.

"Đây có thể là loại hóa thạch cuối cùng mà tôi có thể tìm thấy trong suốt cuộc đời nghiên cứu của mình và có lẽ sẽ không có cơ may bắt gặp lần nữa, nó thật sự rất hiếm thấy". Nhà khảo cổ sinh vật học Krister Smith từ viện Senckenberg (Đức) cho biết.

Nhóm nghiên cứu của ông cho rằng rằng con thằn lằn cổ này đã ăn con côn trùng nhỏ này 2 ngày trước khi bị con rắn nuốt chửng. Nguyên nhân cái chết của con rắn được cho là do khí độc của núi lửa.

Đây là bằng chứng khảo cổ quan trọng, giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về chuỗi thức ăn phức tạp thời cổ đại.

Vị trí con thằn lằn và côn trùng nhỏ bên trong bụng rắn.
Vị trí con thằn lằn và côn trùng nhỏ bên trong bụng rắn.

Năm 2008, một mẫu hóa thạch "3 trong 1" 250 triệu năm tuổi khác đã được một nhà nghiên cứu người Úc phát hiện: một con cá nhám ăn một sinh vật lưỡng cư, trong bụng sinh vật lưỡng cư này là một con cá nhỏ khác.

Đây là bằng chứng khảo cổ quan trọng, giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về chuỗi thức ăn phức tạp thời cổ đại.

Nghiên cứu được công bố trên Palaeobiodiversity and Palaeoenvironments.

Thứ Ba, 13/09/2016 16:23
51 👨 692
0 Bình luận
Sắp xếp theo