Có thể bạn chưa biết: Vòng tròn này là nơi sinh sống của hơn một nửa dân số thế giới

Chúng ta đều biết rằng, dân số trên Trái Đất phân bố không đồng đều. Ví dụ, tại Manila - Một trong những thành phố đông đúc nhất trên thế giới, có mật độ dân số lên đến hơn 43.000 người/km2, trong khi đó ở Greenland chỉ có 1.026 người/km2.

Điều này đã khiến Ken Myers - một giáo viên người Mỹ quyết tâm tìm ra vòng tròn nhỏ nhất trên bề mặt Trái Đất chứa nhiều hơn một nửa dân số thế giới. Vào năm 2013, sau khi tìm kiếm nhiều số liệu khác nhau và tính toán, Ken Mayers đã vẽ được một vòng tròn thỏa mãn điều kiện trên có đường kính vào khoảng hơn 4000km như hình dưới và đặt tên nó là “Vòng tròn Valeriepieris”.

Vòng tròn Valeriepieris.
Vòng tròn Valeriepieris.

Vòng tròn này nằm tập trung ở khu vực Châu Á và Việt Nam cũng nằm trong đó. Vòng tròn này chứa 4 trong số 6 quốc gia đông dân nhất hành tinh, bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Pakistan; 8 trong số 15 quốc gia đông dân nhất ở khu vực Trung và Đông Á.

Đến năm 2016, Danny Quah - một giáo sư kinh tế học ở Singapore đã kiểm tra lại các tính toán và hình vẽ của Mayers, đồng thời sử dụng nhiều kiến thức, dữ liệu và thuật toán hơn để tiến hành vẽ lại vòng Valeriepieris ở khu vực này. Kết quả là vòng tròn mới đã nhỏ hơn đáng kể. Ở phiên bản vòng Valeriepieris mới, phần lớn diện tích nước Nhật giờ đã nằm ngoài vòng tròn này.

Một số điều thú vị về vòng tròn Valeriepieris mới khi được phóng to và soi kỹ số liệu bên trong:

  • Chứa ngọn núi cao nhất hành tinh: Everest.
  • Chứa rãnh sâu nhất đại dương: Mariana.
  • Chứa nhiều người đạo Hồi, đạo Phật hơn bất kỳ nơi đâu.
  • Chứa một trong những quốc gia thưa dân nhất thế giới: Mông Cổ.
Trái Đất là mặt cầu, nên nếu vòng tròn Valeriepieris thực sự tồn tại thì sẽ có hình dạng này khi nhìn trên mặt phẳng.
Trái Đất là mặt cầu, nên nếu vòng tròn Valeriepieris thực sự tồn tại thì sẽ có hình dạng này khi nhìn trên mặt phẳng.
Thứ Tư, 09/03/2022 15:38
3,65 👨 18.486
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học