Các nhà nghiên cứu đã sử dụng thuật toán trí tuệ nhân tạo để phân tích tiếng gọi của 2 bầy voi xavan ở Kenya. Kết quả, họ phát hiện ra rằng voi gọi nhau bằng tên riêng mà chúng đặt cho đồng loại của mình.
Ngoài con người, voi là loài động vật đầu tiên, biết sử dụng tên gọi không liên quan đến việc bắt chước.
Michael Pardo, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết họ phát hiện voi sử dụng những âm thanh cụ thể cho từng cá thể mà chúng còn nhận ra và phản ứng với tiếng gọi chúng, trong khi đó phớt lờ tiếng gọi con khác.
Điều này có nghĩa là voi có thể xác định tiếng gọi đó có phải để gọi chúng hay không.
Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu được ghi tại Khu bảo tồn quốc gia Samburu và Công viên quốc gia Amboseli ở Kenya từ năm 1986 - 2022, đó là những tiếng ầm ầm của voi để thực hiện nghiên cứu. Sau khi sử dụng thuật toán học máy phân tích dữ liệu, họ xác định được 469 tiếng gọi riêng biệt, trong đó 101 con voi phát ra tiếng gọi và 117 con nhận tiếng gọi.
Nghiên cứu cho thấy, không phải lúc nào voi cũng dùng tên để gọi nhau. Chúng thường gọi tên khi ở khoảng cách rất xa nhau và khi voi trưởng thành gọi voi con. Ngoài ra, voi trưởng thành cũng có xu hướng sử dụng tên nhiều hơn voi con. Điều này cho thấy, voi cần nhiều năm để học được kỹ năng đặc biệt này.
Voi phản ứng tích cực và hăng hái khi các nhà nghiên cứu phát đoạn ghi âm mà voi gọi thành viên trong gia đình. Nhưng con voi đó không phản ứng nhiều khi tiếng gọi hướng đến con khác.
Theo nhóm nghiên cứu, điều này cho thấy voi cũng giống như con người, có khả năng đặt tên cho nhau, thay vì chỉ sao chép âm thanh của bên tiếp nhận.
Link báo cáo: https://www.theguardian.com/science/article/2024/jun/10/elephant-names-study-ai