Phát hiện 28 loại virus cổ đại 'siêu lạ' 15.000 năm tuổi dưới sông băng Tây Tạng

Các nhà khoa học nghiên cứu sông băng phát hiện trong hai mẫu vật lõi băng lấy từ cao nguyên Tây Tạng có chứa 33 loại virus gần 15.000 năm tuổi. Nhờ đông cứng dưới lớp băng mà phần lớn virus vẫn sống sót.

Các nhà nghiên cứu xử lý một lõi băng. Ảnh: Đại học Ohio.
Các nhà nghiên cứu xử lý một lõi băng. Ảnh: Đại học Ohio.

Theo các nhà khoa học, 4 loại trong số virus mới tìm thấy đã được cộng đồng khoa học nhận dạng, ít nhất 28 loại virus mới còn lại không giống bất kỳ virus nào đã phân loại từ trước tới nay. Khoảng một nửa trong số đó dường như vẫn sống sót ở thời điểm bị đóng băng.

Dựa trên các chứng cứ di truyền, các nhà nghiên cứu cho rằng một số virus bên trong lớp băng mới được tìm thấy này hiện vẫn còn đang hoạt động tích cực.

Phát hiện này sẽ giúp giới nghiên cứu hiểu rõ virus tiến hóa như thế nào qua nhiều thế kỷ.

Để phân tích vi khuẩn và virus ở trong băng mà không gây nhiễm khuẩn, các nhà khoa học cũng tạo ra một phương pháp mới siêu sạch.

Hai mẫu vật lõi băng mà nhóm nghiên cứu phân tích được lấy vào năm 2015 từ chỏm băng Guliya cao 6.706 m so với mực nước biển ở phía tây Trung Quốc.

Các lớp băng tích tụ từ năm này qua năm khác tạo thành lõi băng. Mỗi khi 1 lớp băng đông cứng, chúng giữ lại bất cứ thứ gì trong khí quyển xung quanh. Vì vậy, các lớp băng tạo ra mốc thời gian. Đây là thứ nhóm nghiên cứu sử dụng để nghiên cứu về biến đổi khí hậu, vi khuẩn, virus và khí gas xuyên suốt lịch sử.

Thứ Hai, 26/07/2021 11:43
51 👨 253
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học