Vì sao dơi chứa chấp nhiều virus trong mình mà sống được?

Một con dơi có thể mang trong mình nhiều loại virus khác nhau như virus Marburg, Nipah, Hendra, Ebola… mà không bị bệnh. Điều này là do hệ thống miễn dịch của chúng vượt trội so với các động vật có vú khác.

Dơi với hơn 1.300 loài, là một nhóm động vật đa dạng. Dơi sống ở mọi châu lục trừ Nam cực và có tuổi thọ cao hơn so với những loài động vật có vú trên cạn khác. Dơi nâu lớn ở Mỹ có thể sống gần 20 năm trong tự nhiên, còn những loài dơi khác có thể sống thọ gần 40 năm. Trong khi đó, tuổi thọ trung bình của các loài vật như chuột nhà là khoảng 2 năm. Loài dơi sống trong hang với mật độ hàng triệu con. Những điều này khiến cho loài dơi có khả năng tiếp xúc với nhiều virus hơn và virus cũng dễ dàng lưu hành trong loài dơi hơn so với những loài khác.

Loài dơi mang nhiều virus nguy hiểm

Dơi không phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ các loại virus nguy hiểm mang trong mình, trừ bệnh dại. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của điều kỳ lạ này có thể là do cách loài dơi thích nghi tiến hóa với việc bay, khiến hệ thống miễn dịch của chúng thay đổi. Dơi là loài động vật có vú duy nhất có thể bay. Động tác bay làm tăng sự trao đổi chất và nhiệt độ cơ thể của dơi. Điều này tương tự sốt ở người và các động vật có vú khác. Qua nhiều thế kỷ tiến hóa, hệ thống miễn dịch của dơi đã được điều chỉnh, cho phép nó thích ứng dễ dàng hơn với virus.

Dơi không phải là động vật duy nhất mang mầm bệnh tràn vào người nhưng virus trong chúng nguy hiểm hơn các loài khác. Khi nghiên cứu 188 loại virus gây bệnh, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng tỷ lệ chứa những virus này trong dơi "cao hơn đáng kể" so với các loài động vật có vú khác.

Dơi rất nhiều, sống gần với con người và có khả năng bay nên khả năng phát tán, lan truyền virus sang người của dơi cũng cao hơn.

Thứ Hai, 03/02/2020 13:20
4,517 👨 19.447
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Thế giới động vật