- Đây là những gì xảy ra trong dạ dày khi bạn ăn mì tôm
- 5 căn bệnh nguy hiểm có thể nhận biết thông qua việc uống nước hằng ngày
- 5 kiêng kị sai lầm khi chăm sóc người bị ung thư
Trứng vịt lộn, trứng cút lộn là một món ăn ngon, chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, phốt pho, viatamin... rất tốt cho sức khỏe. Đây là sự lựa chọn quen thuộc cho món ăn sáng của nhiều người.
Tuy tốt và quen thuộc như vậy, nhưng nhiều người vẫn không biết sử dụng như thế nào cho đúng, họ cho rằng những thứ gì bổ thì nên ăn nhiều và thường xuyên mới tốt. Thế nhưng đây là một suy nghĩ sai lầm nghiêm trọng.
Để giúp bạn hiểu hơn về những tác dụng cũng như tác hại của trứng vịt lộn khi ăn quá nhiều, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách ăn trứng vịt lộn sao cho có lợi đối với sức khỏe.
1. Nên sử dụng trứng vịt lộn như thế nào?
Đối với trẻ 5 - 12 tuổi chỉ nên ăn 1 - 2 quả trứng cút lộn/ngày. Với trứng vịt lộn chỉ ăn 1/2 quả/ngày (1/2 quả trứng vịt lộn tương đương 4-5 trứng cút lộn). Mỗi tuần ăn 1- 2 quả, và cũng chỉ ăn 15 ngày liền/đợt. Nếu bố mẹ cho con ăn thường xuyên sẽ khiến dư thừa lượng vitamin A, dẫn đến tình trạng vàng da, bong tróc biểu bì, gây ảnh hưởng đến việc hình thành xương làm cho trẻ phát triển không toàn diện.
Tương tự, với trẻ từ 12 tuổi và người lớn có thể ăn mỗi ngày từ 5 - 10 quả trứng cút lộn/ngày. Hoặc 1 - 2 quả trứng vịt lộn (ăn 2 – 3 tháng liền).
Trẻ dưới 5 tuổi cũng không nên ăn do sự chuyển hóa các chất của hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện, dễ sình bụng, tiêu chảy… rất có hại cho sức khỏe.
Trẻ em trên 12 tuổi - người lớn dùng 1-2 quả trứng vịt lộn /ngày. Trẻ từ tuổi 12 trở lên là độ tuổi tăng mạnh chiều cao, nếu bổ dưỡng trứng vịt lộn sẽ rất công hiệu dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau trưởng thành… bởi hàm lượng canxi cao.
Ngoài ra, với những người béo phì, người già, bệnh nhân cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tim mạch thì cũng nên hạn chế món ăn nhiều dưỡng chất này.
2. Nên ăn trứng vịt lộn vào thời gian nào là tốt nhất?
Theo đông y, trứng vịt lộn là một món ăn rất bổ dưỡng, bởi trong một quả trứng vịt lộn sẽ có 182 kcal năng lượng, 13,6 gr protein, 12,4 gr lipid, 82 mg canxi, 212 gr photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra, còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, B, C, sắt… Đây là những dưỡng chất rất tốt cho nam giới muốn cải thiện khả năng sinh lý hoặc giúp cơ thể nhanh trưởng thành, dưỡng khí...
Chính nhiều chất dinh dưỡng như vậy, nên bạn tránh ăn trứng vào buổi tối bởi nó sẽ gây nên tình trạng khó chịu, đầy hơi có hại cho hệ tiêu hóa. Thời điểm thích hợp nhất để thưởng thức món này là vào buổi sáng, thế nhưng không nên ăn trứng vịt lộn quá thường xuyên, và mỗi lần ăn không nên ăn quá nhiều.
3. Tại sao phải ăn trứng vịt lộn cùng rau răm và gừng?
Trứng vịt lộn thường được ăn kèm cùng rau răm, gừng thái chỉ và một chút muối. Theo đông ý đây là một cách kết hợp hài hòa, có công dụng dưỡng huyết, ích trí, sáng mắt, giúp cơ thể mau tăng trưởng.
Với rau răm có tác dụng làm sáng mắt, ấm bụng còn gừng tươi có vị cay nồng, có tác dụng làm ấm bụng, chống đầy hơi, kích thích tiêu hóa...
Những người ăn quá nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày và liên tục khiến cở thể tăng lượng cholesterol xấu trong máu gây ra các bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường…, tăng lượng protein, không tốt cho người có bệnh gút (gout). Bên cạnh đó, với nam giới khi sử dụng quá nhiều rau răm sẽ làm giảm khả năng tình dục.
Lượng gia vị phù hợp cho một lần ăn tối đa hai trứng là khoảng 5g gừng tươi thái chỉ, 5g rau răm tươi.
4. Những lưu ý khi ăn trứng vịt lộn
- Khi muốn sử dụng trứng vịt lộn để bồi bổ sức khỏe, tốt nhất bạn không nên hút thuốc lá, tránh rượu bia và các chất có cồn điều này sẽ không tốt cho cơ thể.
- Trong thời gian sử dụng trứng vịt lộn, bạn cũng cần hạn chế ăn các loại gan (gà, vịt, lợn, bò...) hoặc uống thuốc có sinh tố A hàm lượng trên 1.000UI (vì trong 100g trứng vịt lộn đã có 3.914UI sinh tố A, chưa kể tiền sinh tố A) bởi trứng vịt lộn đã chứa nhiều vitamin A, không nên cung cấp thừa lượng vitamin A.
- Ăn uống đủ chất (nhất là rau, quả tươi sạch).
- Thường xuyên tập luyện thể dục vừa sức.
- Mẹ bầu hạn chế ăn rau răm, gừng kèm trứng vịt lộn (vì rau răm tốt cho người bình thường, nhưng ảnh hưởng không tốt tới thai nhi; Gừng tươi nóng có thể gây sảy thai (nếu cơ địa yếu, dây chằng lỏng lẻo)).
- Không nên ăn 2 quả cùng lúc, không ăn buổi tối vì khó tiêu, ngủ không yên giấc.
Chúc các bạn vui vẻ!